Ngày 8/1, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bến Tre phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Phú tổ chức lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo di tích nhà cổ Huỳnh Phủ, xã Đại Điền và khu mộ, xã Phú Khánh, với kinh phí 35,5 tỷ đồng.
Nhà cổ Huỳnh Phủ, do ông Huỳnh Ngọc Khiêm, còn gọi là Hương Liêm (1843-1927) xây dựng. Đây là công trình kiến trúc, điêu khắc gỗ độc đáo, được xây dựng cách nay hơn 100 năm và được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 14/4/2011.
Nhà cổ Huỳnh Phủ gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2 và một ngôi nhà phụ xây bằng gạch nối liền với nhà chính. Nhà được xây cao cách mặt đất 0,7m, chung quanh nền được kè đá xanh.
Nhà có tổng cộng 80 cột, trong đó có 48 cột gỗ và 32 cột gạch, làm theo kiểu nhà rường ở Huế. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa bốn cánh. Hiện tại, nội thất ngôi nhà gần như còn nguyên vẹn nhưng phần kết cấu gỗ khung, gỗ mái đã bị mối mọt xâm hại.
Khu mộ cách ngôi nhà cổ 3km, có diện tích 966m2, được xây năm Tân Hợi (1911), bằng đá xanh từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Công trình thể hiện nét tài hoa của người thợ điêu khắc đá với nhiều hoa văn tinh xảo như dây leo, quả lựu, mãng cầu và các con vật như tùng, lộc, lân, nghê; nhiều bia, cột, trụ đá khắc chữ Hán. Khu mộ là nơi yên nghỉ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm và các con.
Cuối năm 2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ. Việc tu bổ và phục hồi cơ bản là dựa trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, các kiến trúc gốc hiện còn và tham khảo các di tích tương tự về tính chất, quy mô cũng như niên đại.
Các chi tiết kiến trúc nghệ thuật và vật liệu phục chế phải đảm bảo tính nguyên gốc. Đặc biệt là không sử dụng vật liệu mới làm giả gốc, hình thức kiến trúc và màu sắc không xa lạ với kiến trúc truyền thống. Đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa (Hà Nội), thời gian thi công dự kiến là 540 ngày./.
Nhà cổ Huỳnh Phủ, do ông Huỳnh Ngọc Khiêm, còn gọi là Hương Liêm (1843-1927) xây dựng. Đây là công trình kiến trúc, điêu khắc gỗ độc đáo, được xây dựng cách nay hơn 100 năm và được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 14/4/2011.
Nhà cổ Huỳnh Phủ gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2 và một ngôi nhà phụ xây bằng gạch nối liền với nhà chính. Nhà được xây cao cách mặt đất 0,7m, chung quanh nền được kè đá xanh.
Nhà có tổng cộng 80 cột, trong đó có 48 cột gỗ và 32 cột gạch, làm theo kiểu nhà rường ở Huế. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa bốn cánh. Hiện tại, nội thất ngôi nhà gần như còn nguyên vẹn nhưng phần kết cấu gỗ khung, gỗ mái đã bị mối mọt xâm hại.
Khu mộ cách ngôi nhà cổ 3km, có diện tích 966m2, được xây năm Tân Hợi (1911), bằng đá xanh từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Công trình thể hiện nét tài hoa của người thợ điêu khắc đá với nhiều hoa văn tinh xảo như dây leo, quả lựu, mãng cầu và các con vật như tùng, lộc, lân, nghê; nhiều bia, cột, trụ đá khắc chữ Hán. Khu mộ là nơi yên nghỉ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm và các con.
Cuối năm 2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ. Việc tu bổ và phục hồi cơ bản là dựa trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, các kiến trúc gốc hiện còn và tham khảo các di tích tương tự về tính chất, quy mô cũng như niên đại.
Các chi tiết kiến trúc nghệ thuật và vật liệu phục chế phải đảm bảo tính nguyên gốc. Đặc biệt là không sử dụng vật liệu mới làm giả gốc, hình thức kiến trúc và màu sắc không xa lạ với kiến trúc truyền thống. Đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hóa (Hà Nội), thời gian thi công dự kiến là 540 ngày./.
Văn Trí (TTXVN)