34 quốc gia cam kết hỗ trợ quân sự bổ sung 2 tỷ USD cho Ukraine

Tổng thống Zelenskiy nêu rõ khoản viện trợ bổ sung này bao gồm hỗ trợ trang thiết bị phòng không, công nghệ thông tin, rà phá bom mìn cho tới hỗ trợ các lực lượng hải quân, không quân và pháo binh.

Máy bay chiến đấu F-16. (Ảnh: PAP/TTXVN)
Máy bay chiến đấu F-16. (Ảnh: PAP/TTXVN)

Ngày 9/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết tại cuộc họp mới nhất trong một loạt cuộc họp với đồng minh phương Tây của Kiev diễn ra ở Đức, 34 quốc gia đã cam kết hỗ trợ quân sự bổ sung 2 tỷ USD cho Kiev.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình My-Ukraina sau cuộc họp, Tổng thống Zelenskiy nêu rõ khoản viện trợ bổ sung này bao gồm hỗ trợ trang thiết bị phòng không, công nghệ thông tin, rà phá bom mìn cho tới hỗ trợ các lực lượng hải quân, không quân và pháo binh.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington sẽ cung cấp thêm 500 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa phòng không, đạn dược không đối đất và thiết bị hỗ trợ cho chiến đấu cơ F-16.

Trong diễn biến cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến công du Anh, hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Keir Starmer, thảo luận các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông.

Theo tuyên bố của Văn Phòng Thủ tướng Anh và Phủ Tổng thống Pháp, tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần đoàn kết trong thời điểm bất ổn hiện nay.

Liên quan vấn đề Ukraine, hai bên tái khẳng định cam kết hợp tác để hỗ trợ quốc gia này miễn là Kiev vẫn có nhu cầu. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cung cấp thiết bị cần thiết để Ukraine tăng năng lực phòng vệ và đảm bảo hỗ trợ tài chính cho Kiev sau năm 2025.

Liên quan vấn đề Trung Đông, hai nhà lãnh đạo đều nhất trí cho rằng sự ổn định và an ninh trong khu vực, cũng như nhu cầu tránh leo thang trong khu vực là các yếu tố có ý nghĩa quan trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các phương tiện xếp hàng chờ qua cửa khẩu Nuijamaa ở Lappeenranta, biên giới Phần Lan-Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phần Lan duy trì đóng cửa biên giới với Nga

Phần Lan tiếp tục đóng cửa biên giới với Nga và gia hạn một đạo luật gây tranh cãi, cho phép lực lượng biên phòng từ chối người xin tị nạn trong một số trường hợp nhất định.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo ở Moskva. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nga nêu quan điểm về kế hoạch gia nhập EU của Armenia

Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh Armenia không thể đồng thời là thành viên của cả Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU. Armenia vốn là đồng minh thân cận của Nga, nhưng trong những năm gần đây đã xích lại gần hơn với phương Tây.