Đến cuối tháng 10, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) đã thu hút được 35 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 32.000 tỷ đồng, tương đương hơn hai tỷ USD.
Trong số các dự án, có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 1,4 USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 10.395 tỷ đồng.
Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng kho dầu Chân Mây (từ 7.000m3 lên 100.000m3) và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT của Tổng Công ty Dầu Việt Nam.
Thừa Thiên-Huế cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án đã cấp phép, đặc biệt là khu du lịch Laguna Huế; hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây, bệnh viện đa khoa Chân Mây. Một số dự án khác như: khu du lịch Bãi Chuối, khu phức hợp văn phòng-khách sạn Thủ Đức-Lăng Cô sẽ tiếp tục được triển khai.
Dự án Laguna Huế do tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư trên diện tích 280ha với tổng vốn đầu tư 875 triệu USD. Dự kiến, việc xây dựng sẽ được triển khai theo bốn giai đoạn.
Khi hoàn tất, Laguna Huế sẽ có bảy khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, hơn 1.000 căn hộ cao cấp, khu spa, mua sắm, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, các địa điểm giải trí, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch.
Giai đoạn một của dự án bao gồm hai khu nghỉ mát, một sân golf 18 lỗ và các căn hộ để bán, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thúc đẩy việc hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiết yếu của các khu tái định cư Lập An, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, với tổng diện tích khoảng 90ha, khả năng tái định cư cho 2.000 hộ dân trong diện đền bù, thu hồi đất. Trên cơ sở đó, tỉnh đảm bảo có mặt bằng sạch khoảng 1.000ha phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của khu kinh tế.
Năm 2011, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn khu kinh tế đạt khoảng 3.500-4.000 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư mới khoảng 5.000 tỷ đồng; hoàn thành giai đoạn một hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô hoàn thành việc đầu tư xây dựng các trục giao thông chính quan trọng như đường ra cảng Chân Mây, đường trung tâm đô thị Chân Mây; lập đề án kêu gọi vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ cho một số dự án hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn khu kinh tế./.
Trong số các dự án, có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 1,4 USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 10.395 tỷ đồng.
Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng kho dầu Chân Mây (từ 7.000m3 lên 100.000m3) và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT của Tổng Công ty Dầu Việt Nam.
Thừa Thiên-Huế cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án đã cấp phép, đặc biệt là khu du lịch Laguna Huế; hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây, bệnh viện đa khoa Chân Mây. Một số dự án khác như: khu du lịch Bãi Chuối, khu phức hợp văn phòng-khách sạn Thủ Đức-Lăng Cô sẽ tiếp tục được triển khai.
Dự án Laguna Huế do tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư trên diện tích 280ha với tổng vốn đầu tư 875 triệu USD. Dự kiến, việc xây dựng sẽ được triển khai theo bốn giai đoạn.
Khi hoàn tất, Laguna Huế sẽ có bảy khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, hơn 1.000 căn hộ cao cấp, khu spa, mua sắm, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, các địa điểm giải trí, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch.
Giai đoạn một của dự án bao gồm hai khu nghỉ mát, một sân golf 18 lỗ và các căn hộ để bán, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thúc đẩy việc hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiết yếu của các khu tái định cư Lập An, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, với tổng diện tích khoảng 90ha, khả năng tái định cư cho 2.000 hộ dân trong diện đền bù, thu hồi đất. Trên cơ sở đó, tỉnh đảm bảo có mặt bằng sạch khoảng 1.000ha phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của khu kinh tế.
Năm 2011, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn khu kinh tế đạt khoảng 3.500-4.000 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư mới khoảng 5.000 tỷ đồng; hoàn thành giai đoạn một hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô hoàn thành việc đầu tư xây dựng các trục giao thông chính quan trọng như đường ra cảng Chân Mây, đường trung tâm đô thị Chân Mây; lập đề án kêu gọi vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ cho một số dự án hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn khu kinh tế./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)