Ngày 2/8, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) thông báo trong tuần tới, 31 quốc gia sẽ tham gia cuộc thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm sóng thần tại vùng biển Đông Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và khu vực biển nối giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Mục tiêu của cuộc thử nghiệm vào ngày 10/8 tới là để đảm bảo việc thông tin hiệu quả giữa các trung tâm cảnh báo sóng thần khu vực, quốc gia và các điểm cảnh báo sóng thần trọng điểm.
Cuộc thử nghiệm, do Liên hợp quốc hỗ trợ, sẽ bao gồm việc gửi các thông điệp thông qua thư điện tử, fax và hệ thống viễn thông toàn cầu từ Đài quan sát Istanbul và Viện nghiên cứu động đất (KOERI) của Thổ Nhĩ Kỳ đến tất cả các trung tâm động đất quốc gia và các điểm cảnh báo sóng thần trong khu vực. Thông cáo báo chí của UNESCO nhấn mạnh cuộc thử nghiệm này có thể giúp phát hiện những hoạt động không bình thường trong việc lan truyền các cảnh báo.
Tham gia cuộc thử nghiệm có các nước Bỉ, Bulgaria, Cape Verde, Croatia, Cộng hòa Síp, Đan Mạch, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Israel, Italy, Lebanon, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Slovania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Anh.
Hệ thống cảnh báo sóng thần ở khu vực này được thiết lập đầu tiên vào năm 2005 và là một trong bốn hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực được Ủy ban hải dương học liên chính phủ (IOC), cơ quan trực thuộc UNESCO, phối hợp xây dựng. Ba hệ thống còn lại ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Caribbe./.
Mục tiêu của cuộc thử nghiệm vào ngày 10/8 tới là để đảm bảo việc thông tin hiệu quả giữa các trung tâm cảnh báo sóng thần khu vực, quốc gia và các điểm cảnh báo sóng thần trọng điểm.
Cuộc thử nghiệm, do Liên hợp quốc hỗ trợ, sẽ bao gồm việc gửi các thông điệp thông qua thư điện tử, fax và hệ thống viễn thông toàn cầu từ Đài quan sát Istanbul và Viện nghiên cứu động đất (KOERI) của Thổ Nhĩ Kỳ đến tất cả các trung tâm động đất quốc gia và các điểm cảnh báo sóng thần trong khu vực. Thông cáo báo chí của UNESCO nhấn mạnh cuộc thử nghiệm này có thể giúp phát hiện những hoạt động không bình thường trong việc lan truyền các cảnh báo.
Tham gia cuộc thử nghiệm có các nước Bỉ, Bulgaria, Cape Verde, Croatia, Cộng hòa Síp, Đan Mạch, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Israel, Italy, Lebanon, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Slovania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Anh.
Hệ thống cảnh báo sóng thần ở khu vực này được thiết lập đầu tiên vào năm 2005 và là một trong bốn hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực được Ủy ban hải dương học liên chính phủ (IOC), cơ quan trực thuộc UNESCO, phối hợp xây dựng. Ba hệ thống còn lại ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Caribbe./.
(TTXVN/Vietnam+)