Việt Nam hiện có 300.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì' trong đó tỷ lệ trẻ em ở một số đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức báo động, cao hơn so với mức trung bình của toàn cầu rất nhiều.
Thông tin trên được đưa ra trong hội thảo khoa học thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam, do Viện nghiên cứu Y-Xã hội tổ chức sáng 25/9, tại Hà Nội.
Tại hội thảo, báo cáo về “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” do tiến sỹ Trương Hồng Sơn-Giám đốc nghiên cứu dinh dưỡng, Viện nghiên cứu Y-Xã hội học công bố cho thấy, hiện nay, tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi tại các đô thị lớn là 6%, với tổng số 86.000 trẻ.
Tiến sỹ Sơn nhấn mạnh: “Tình trạng trẻ em thừa cân béo phì ở một số thành phố của Việt Nam đã ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Điển hình nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ 9,6% trẻ em bị thừa cân, béo phì, ở khu vực trung tâm thành phố thì mức tỷ lệ này lên tới trên 12%, trong khi mức trung bình toàn cầu khoảng 6,9%.”
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên toàn quốc của trẻ em dưới 5 tuổi là 16% (hơn 1,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân), tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 26,7% (hơn 2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi) và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4% (khoảng 300.000 trẻ).
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y-Xã hội học cũng chỉ ra, tại các đô thị lớn ở Việt Nam tồn tại tình trạng “gánh nặng kép” về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đô thị lớn đã ở mức thấp: 7,5% về suy dinh dưỡng nhẹ cân và 15% suy dinh dưỡng thấp còi, tuy nhiên số tuyệt đối về suy dinh dưỡng thấp còi còn hơn 215.000 trẻ, suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại các thành phố lớn vẫn còn hơn 108.000 trẻ.
Phân tích về vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, phó giáo sư Lê Bạch Mai-Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những thay đổi về kinh tế xã hội đã dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị. Cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây.
Kết quả khảo sát nhanh “Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 cho thấy, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con từ 7 tháng đến 6 tuổi còn nhiều bất cập.
Đề cập đến vấn đề chăm sóc trẻ em, thạc sỹ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học nhấn mạnh: Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ. Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm. Đặc biệt, khẩu phần ăn của trẻ em thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần ăn chung.
Vì vậy, tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng đã đề xuất các chương trình can thiệp nhằm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hợp lý như giáo dục truyền thông về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, các gia đình cần theo dõi tăng trưởng của trẻ em và bổ sung vitamin A kịp thời, điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ đã thừa cân béo phì…/.
Thông tin trên được đưa ra trong hội thảo khoa học thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam, do Viện nghiên cứu Y-Xã hội tổ chức sáng 25/9, tại Hà Nội.
Tại hội thảo, báo cáo về “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” do tiến sỹ Trương Hồng Sơn-Giám đốc nghiên cứu dinh dưỡng, Viện nghiên cứu Y-Xã hội học công bố cho thấy, hiện nay, tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi tại các đô thị lớn là 6%, với tổng số 86.000 trẻ.
Tiến sỹ Sơn nhấn mạnh: “Tình trạng trẻ em thừa cân béo phì ở một số thành phố của Việt Nam đã ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Điển hình nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ 9,6% trẻ em bị thừa cân, béo phì, ở khu vực trung tâm thành phố thì mức tỷ lệ này lên tới trên 12%, trong khi mức trung bình toàn cầu khoảng 6,9%.”
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên toàn quốc của trẻ em dưới 5 tuổi là 16% (hơn 1,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân), tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 26,7% (hơn 2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi) và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4% (khoảng 300.000 trẻ).
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y-Xã hội học cũng chỉ ra, tại các đô thị lớn ở Việt Nam tồn tại tình trạng “gánh nặng kép” về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đô thị lớn đã ở mức thấp: 7,5% về suy dinh dưỡng nhẹ cân và 15% suy dinh dưỡng thấp còi, tuy nhiên số tuyệt đối về suy dinh dưỡng thấp còi còn hơn 215.000 trẻ, suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại các thành phố lớn vẫn còn hơn 108.000 trẻ.
Phân tích về vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, phó giáo sư Lê Bạch Mai-Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những thay đổi về kinh tế xã hội đã dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị. Cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây.
Kết quả khảo sát nhanh “Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 cho thấy, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con từ 7 tháng đến 6 tuổi còn nhiều bất cập.
Đề cập đến vấn đề chăm sóc trẻ em, thạc sỹ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học nhấn mạnh: Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ. Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm. Đặc biệt, khẩu phần ăn của trẻ em thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần ăn chung.
Vì vậy, tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng đã đề xuất các chương trình can thiệp nhằm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hợp lý như giáo dục truyền thông về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, các gia đình cần theo dõi tăng trưởng của trẻ em và bổ sung vitamin A kịp thời, điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ đã thừa cân béo phì…/.
Thùy Giang (Vietnam+)