Mạng phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế ngày 8/2, cho rằng dù Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman đã có các cuộc đàm phán với các nhóm đối lập, nhưng tình hình bế tắc vẫn chưa được giải quyết khi mà phe đối lập dường như chưa thỏa mãn với các nhượng bộ do chính phủ đưa ra.
EIU đưa ra 3 viễn cảnh chính cho cuộc khủng hoảng ở Ai Cập như sau:
Viễn cảnh thứ nhất là chính phủ và phe đối lập thỏa hiệp. Một tiến trình chuyển giao sang chế độ mới sẽ diễn ra trên cơ sở sự đồng thuận chung giữa các lực lượng chính trị đối lập chính và nhóm được Tổng thống Hosni Mubarak thành lập để giám sát tiến trình tổ chức bầu cử tổng thống.
EIU cho rằng nhiều khả năng cả phe đối lập lẫn chính quyền Mubarak đều chấp nhận bầu cử. Tuy nhiên, các nhân vật như Phó Tổng thống Suleiman, tân Thủ tướng Ahmed Shafiq, cựu Tổng Thư ký Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Mohamed ElBaradei và người sáng lập al-Ghad, một đảng đối lập hợp pháp dưới chế độ Mubarak, Ayman Nour sẽ bị loại bỏ.
Một trong những nhân vật có thể được chấp nhận rộng rãi và trở thành Tổng thống Ai Cập là Amr Moussa (74 tuổi), cựu Bộ trưởng Ngoại giao và hiện là Tổng Thư ký Liên đoàn các quốc gia Arập. Ông Moussa cũng tỏ thái độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ này. Do đã từng làm trong bộ máy của Tổng thống Mubarak, ông Moussa có thể dễ dàng giành được lòng tin của giới quân đội. Là người hay chỉ trích các chính sách của Tổng thống và ủng hộ việc xem xét lại hiến pháp, ông Moussa cũng giành được sự ủng hộ của các lực lượng đối lập.
Nếu khả năng trên xảy ra, hai phe cần tập trung giải quyết hai vấn đề, đó là vị thế của Tổng thống Mubarak từ nay cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và có nên giải tán quốc hội hay không sau khi có tổng thống mới. Việc giải tán quốc hội hiện nay và bầu quốc hội mới nhiều khả năng sẽ được để lùi lại sau khi tổng thống mới được bầu.
Tuy nhiên, theo EIU, cũng chẳng có gì bảo đảm cho triển vọng tương đối tốt đẹp này. Nếu ông Moussa, hoặc một nhân vật tương tự nào khác, trở thành tổng thống với sự ủng hộ đa số, thì ông cũng vẫn phải đối mặt với sự chống đối của các phần tử từ cả hai phía và do đó tiến trình cải cách hiến pháp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Viễn cảnh thứ hai là chế độ hiện nay ở Ai Cập thực hiện một số cải cách chiếu lệ. Theo EIU, vẫn có nguy cơ là các nhân vật trong chế độ hiện nay và lực lượng đối lập không đạt được sự đồng thuận. Điều này có thể dẫn đến việc ông Suleiman cố gắng thu nạp một số nhân vật đối lập tham gia tiến trình sửa đổi một vài điều nhỏ trong hiến pháp để bầu cử tổng thống được cởi mở hơn.
Tuy nhiên, những sửa đổi này là không đủ để giành được sự hợp tác của nhiều phong trào đối lập. Kết quả của tiến trình này có thể là một cuộc bầu cử thất bại, bị tẩy chay bởi đa số các lực lượng đối lập.
Viễn cảnh thứ ba là Chính phủ đàn áp lực lượng đối lập. Trong tình huống đối đầu kéo dài, chế độ của ông Mubarak (kể cả khi ông còn nắm giữ chức vụ Tổng thống) sẽ tìm cách duy trì quyền lực thông qua việc đàn áp phong trào đối lập và trao quyền cho một ủy ban quân sự trong một thời gian chuyển tiếp. Sau thời gian đó sẽ là một cuộc bầu cử để ông Suleiman hoặc ông Shafiq thành tổng thống.
Tuy nhiên, kịch bản này có thể sẽ không được những nước phương Tây chấp nhận và có thể dẫn đến lệnh trừng phạt, trong đó có việc phong tỏa tài sản của các nhân vật trong chế độ và cấm vận vũ khí.
Viễn cảnh đó cũng mở đường cho các hoạt động vũ trang Hồi giáo ngầm hoạt động trở lại, có thể là do chính các phần tử tôn giáo cực đoan trong quân đội Ai Cập kích động./.
EIU đưa ra 3 viễn cảnh chính cho cuộc khủng hoảng ở Ai Cập như sau:
Viễn cảnh thứ nhất là chính phủ và phe đối lập thỏa hiệp. Một tiến trình chuyển giao sang chế độ mới sẽ diễn ra trên cơ sở sự đồng thuận chung giữa các lực lượng chính trị đối lập chính và nhóm được Tổng thống Hosni Mubarak thành lập để giám sát tiến trình tổ chức bầu cử tổng thống.
EIU cho rằng nhiều khả năng cả phe đối lập lẫn chính quyền Mubarak đều chấp nhận bầu cử. Tuy nhiên, các nhân vật như Phó Tổng thống Suleiman, tân Thủ tướng Ahmed Shafiq, cựu Tổng Thư ký Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Mohamed ElBaradei và người sáng lập al-Ghad, một đảng đối lập hợp pháp dưới chế độ Mubarak, Ayman Nour sẽ bị loại bỏ.
Một trong những nhân vật có thể được chấp nhận rộng rãi và trở thành Tổng thống Ai Cập là Amr Moussa (74 tuổi), cựu Bộ trưởng Ngoại giao và hiện là Tổng Thư ký Liên đoàn các quốc gia Arập. Ông Moussa cũng tỏ thái độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ này. Do đã từng làm trong bộ máy của Tổng thống Mubarak, ông Moussa có thể dễ dàng giành được lòng tin của giới quân đội. Là người hay chỉ trích các chính sách của Tổng thống và ủng hộ việc xem xét lại hiến pháp, ông Moussa cũng giành được sự ủng hộ của các lực lượng đối lập.
Nếu khả năng trên xảy ra, hai phe cần tập trung giải quyết hai vấn đề, đó là vị thế của Tổng thống Mubarak từ nay cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và có nên giải tán quốc hội hay không sau khi có tổng thống mới. Việc giải tán quốc hội hiện nay và bầu quốc hội mới nhiều khả năng sẽ được để lùi lại sau khi tổng thống mới được bầu.
Tuy nhiên, theo EIU, cũng chẳng có gì bảo đảm cho triển vọng tương đối tốt đẹp này. Nếu ông Moussa, hoặc một nhân vật tương tự nào khác, trở thành tổng thống với sự ủng hộ đa số, thì ông cũng vẫn phải đối mặt với sự chống đối của các phần tử từ cả hai phía và do đó tiến trình cải cách hiến pháp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Viễn cảnh thứ hai là chế độ hiện nay ở Ai Cập thực hiện một số cải cách chiếu lệ. Theo EIU, vẫn có nguy cơ là các nhân vật trong chế độ hiện nay và lực lượng đối lập không đạt được sự đồng thuận. Điều này có thể dẫn đến việc ông Suleiman cố gắng thu nạp một số nhân vật đối lập tham gia tiến trình sửa đổi một vài điều nhỏ trong hiến pháp để bầu cử tổng thống được cởi mở hơn.
Tuy nhiên, những sửa đổi này là không đủ để giành được sự hợp tác của nhiều phong trào đối lập. Kết quả của tiến trình này có thể là một cuộc bầu cử thất bại, bị tẩy chay bởi đa số các lực lượng đối lập.
Viễn cảnh thứ ba là Chính phủ đàn áp lực lượng đối lập. Trong tình huống đối đầu kéo dài, chế độ của ông Mubarak (kể cả khi ông còn nắm giữ chức vụ Tổng thống) sẽ tìm cách duy trì quyền lực thông qua việc đàn áp phong trào đối lập và trao quyền cho một ủy ban quân sự trong một thời gian chuyển tiếp. Sau thời gian đó sẽ là một cuộc bầu cử để ông Suleiman hoặc ông Shafiq thành tổng thống.
Tuy nhiên, kịch bản này có thể sẽ không được những nước phương Tây chấp nhận và có thể dẫn đến lệnh trừng phạt, trong đó có việc phong tỏa tài sản của các nhân vật trong chế độ và cấm vận vũ khí.
Viễn cảnh đó cũng mở đường cho các hoạt động vũ trang Hồi giáo ngầm hoạt động trở lại, có thể là do chính các phần tử tôn giáo cực đoan trong quân đội Ai Cập kích động./.
(Vietnam+)