Ba 3 giải vàng của giải sách hay năm 2011 thuộc về các tác phẩm: "Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập" của tác giả Chương Thâu và Phạm Minh Ngô sưu tầm, "Việt Nam đất nước con người” do Lê Thông chủ biên, "Thực hành cấp cứu nhi khoa” của giáo sư Nguyễn Công Khánh và giáo sư Lê Nam Trà.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Kiểm, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng trong Lễ trao giải sách Việt Nam 2011, đây là những cuốn sách có chất lượng và xứng đáng.
Cuốn “Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập” là một công trình sưu tầm, biên soạn đồ sộ, gồm trên 1.800 trang. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu cơ bản và có hệ thống để nghiên cứu một cách toàn diện về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng mà sinh thời Bác Hồ đã đánh giá rất cao.
Cuốn “Việt Nam đất nước con người” là một công trình địa lý tổng hợp, toàn diện, thể hiện đầy đủ những thông tin cơ bản về một đất nước, một dân tộc. Cuốn sách không khô khan mà sinh động, thanh thoát, giúp cho người đọc tiếp thu được nội dung một cách hứng thú, tự nhiên.
Còn cuốn “Thực hành cấp cứu nhi khoa” được xuất bản đã đáp ứng yêu cầu của những thầy thuốc thực hành trong việc xử lý nhanh, kịp thời các khoa cấp cứu để cứu sống người bệnh. Nội dung cuốn sách rất phong phú, với nhiều thông tin mới, cập nhật hiện đại và nhiều điểm sáng tạo, có giá trị thực hành cao.
Ngoài 3 giải vàng, Ban tổ chức cũng trao 26 giải bạc, 16 giải đồng, 9 giải khuyến khích cho giải sách hay.
Theo ông Kiểm, so với năm 2010, giải thưởng sách hay năm nay có giảm về giải vàng nhưng tăng về giải bạc, giải đồng. Điều đó cho thấy, chất lượng sách tham dự giải nhìn chung đạt ở mức khá, nhưng số sách thực sự tốt và nổi trội còn ít.
Cùng với giải sách hay, Ban tổ chức cũng trao 40 giải sách đẹp, trong đó, có 4 giải vàng, 7 giải bạc, 10 giải đồng, 15 giải khuyến khích. Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao 3 giải bìa đẹp và 1 giải đặc biệt.
Nhận xét về những tác phẩm đoạt giải sách đẹp, ông Kiểm cho biết: “Những tác phẩm được xếp giải đều có nét nổi trội về phong cách trình bày, minh họa, bố cục trang chữ, kỹ thuật in… và đã tiếp cận được công nghệ làm sách chuyên nghiệp của khu vực và thế giới.”
Ông Kiểm cũng khẳng định số lượng các sách tham dự giải sách đẹp năm nay giữ được ở mức như năm trước nhưng chất lượng đã có những nét mới. Nhìn chung, công nghệ làm sách công phu, nhất là những tác phẩm phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội của các nhà xuất bản: Hà Nội, Chính trị quốc gia, Giáo dục Việt Nam…
Đánh giá chung giải năm nay, ông Kiểm cho rằng, giải đã thu hút số lượng các nhà xuất bản cao hơn năm trước. Đáng chú ý là một số nhà xuất bản mới thành lập, lần đầu tham gia giải nhưng đã có sách đoạt giải như: Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Nhà xuất bản Thời Đại. Tuy nhiên, ở cuộc thi năm nay lại thiếu vắng một số nhà xuất bản lâu năm như Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Lao động…
Tham gia giải lần này có 35 nhà xuất bản với tổng số sách dự giải là 354 cuốn, trong đó có 156 cuốn sách đẹp và 198 cuốn sách hay. Đặc biệt, có nhiều cuốn sách được các nhà xuất bản đăng ký dự xét giải cả sách đẹp và sách hay.
Giải thưởng sách Việt Nam diễn ra vào chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, do Hội xuất bản tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các nhà xuất bản, các cơ sở in và đặc biệt là tôn vinh văn hóa đọc./.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Kiểm, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng trong Lễ trao giải sách Việt Nam 2011, đây là những cuốn sách có chất lượng và xứng đáng.
Cuốn “Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập” là một công trình sưu tầm, biên soạn đồ sộ, gồm trên 1.800 trang. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu cơ bản và có hệ thống để nghiên cứu một cách toàn diện về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng mà sinh thời Bác Hồ đã đánh giá rất cao.
Cuốn “Việt Nam đất nước con người” là một công trình địa lý tổng hợp, toàn diện, thể hiện đầy đủ những thông tin cơ bản về một đất nước, một dân tộc. Cuốn sách không khô khan mà sinh động, thanh thoát, giúp cho người đọc tiếp thu được nội dung một cách hứng thú, tự nhiên.
Còn cuốn “Thực hành cấp cứu nhi khoa” được xuất bản đã đáp ứng yêu cầu của những thầy thuốc thực hành trong việc xử lý nhanh, kịp thời các khoa cấp cứu để cứu sống người bệnh. Nội dung cuốn sách rất phong phú, với nhiều thông tin mới, cập nhật hiện đại và nhiều điểm sáng tạo, có giá trị thực hành cao.
Ngoài 3 giải vàng, Ban tổ chức cũng trao 26 giải bạc, 16 giải đồng, 9 giải khuyến khích cho giải sách hay.
Theo ông Kiểm, so với năm 2010, giải thưởng sách hay năm nay có giảm về giải vàng nhưng tăng về giải bạc, giải đồng. Điều đó cho thấy, chất lượng sách tham dự giải nhìn chung đạt ở mức khá, nhưng số sách thực sự tốt và nổi trội còn ít.
Cùng với giải sách hay, Ban tổ chức cũng trao 40 giải sách đẹp, trong đó, có 4 giải vàng, 7 giải bạc, 10 giải đồng, 15 giải khuyến khích. Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao 3 giải bìa đẹp và 1 giải đặc biệt.
Nhận xét về những tác phẩm đoạt giải sách đẹp, ông Kiểm cho biết: “Những tác phẩm được xếp giải đều có nét nổi trội về phong cách trình bày, minh họa, bố cục trang chữ, kỹ thuật in… và đã tiếp cận được công nghệ làm sách chuyên nghiệp của khu vực và thế giới.”
Ông Kiểm cũng khẳng định số lượng các sách tham dự giải sách đẹp năm nay giữ được ở mức như năm trước nhưng chất lượng đã có những nét mới. Nhìn chung, công nghệ làm sách công phu, nhất là những tác phẩm phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội của các nhà xuất bản: Hà Nội, Chính trị quốc gia, Giáo dục Việt Nam…
Đánh giá chung giải năm nay, ông Kiểm cho rằng, giải đã thu hút số lượng các nhà xuất bản cao hơn năm trước. Đáng chú ý là một số nhà xuất bản mới thành lập, lần đầu tham gia giải nhưng đã có sách đoạt giải như: Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Nhà xuất bản Thời Đại. Tuy nhiên, ở cuộc thi năm nay lại thiếu vắng một số nhà xuất bản lâu năm như Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Lao động…
Tham gia giải lần này có 35 nhà xuất bản với tổng số sách dự giải là 354 cuốn, trong đó có 156 cuốn sách đẹp và 198 cuốn sách hay. Đặc biệt, có nhiều cuốn sách được các nhà xuất bản đăng ký dự xét giải cả sách đẹp và sách hay.
Giải thưởng sách Việt Nam diễn ra vào chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, do Hội xuất bản tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các nhà xuất bản, các cơ sở in và đặc biệt là tôn vinh văn hóa đọc./.
Thiên Linh (Vietnam+)