12 giờ 40 phút ngày 13/3, chiếc chuyên cơ ký hiệu VN8675 của Hãng hàng không Việt Nam đón 292 lao động Việt Nam từ sân bay Hassi Messaoud (Algeria) đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài.
Tính đến thời điểm này, đã có 9.087 lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước bằng đường hàng không. Còn hơn 1.000 lao động Việt Nam hiện đang trên đường trở về bằng tàu biển.
Có thể nói, chiến dịch đưa hơn 10.000 lao động Việt Nam tại Libya về nước đã cơ bản hoàn thành.
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Nguyễn Ngọc Quỳnh, người đã cùng đại diện Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmex sang tận sân bay Hassi Messaoud đón lao động Việt Nam trở về, đánh giá cao sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Algeria đối với lao động Việt Nam, đặc biệt là việc hỗ trợ di chuyển toàn bộ 292 lao động Việt Nam từ thị trấn Ain Amenas hẻo lánh về sân bay Hassi Messaoud, giúp Việt Nam có thể thực hiện được chuyến bay này.
Ông Quỳnh cũng cho biết, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã thống kê được toàn bộ số lao động từ Libya trở về, từ thời gian làm việc, đến mức thu nhập... Trong tuần tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ trình phương án hỗ trợ lao động lên Chính phủ, xem xét trên tinh thần chia sẻ giữa ba bên (Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động) vì đây là rủi ro ngoài ý muốn.
Chính sách hỗ trợ sẽ được ưu tiên cho lao động huyện nghèo và số lao động làm việc tại Libya chưa đến một năm. Trong đó, sẽ phân ra nhiều bậc như lao động mới sang; lao động làm việc từ 2-3 tháng; lao động làm việc 4-6 tháng... Căn cứ vào từng loại đối tượng sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau.
Ông Ngô Xuân Huy, Phó Giám đốc Công ty Vinaconexmec cho biết, trong số 292 người về nước hôm nay có 230 người là do Vinaconexmec cung ứng và 62 người do Công ty Cổ phần phát triển Vinaconex cung ứng. Cả hai Công ty này đều là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Vinaconex.
Ông Huy cho biết thêm, trong số 3.000 lao động do Công ty Vinaconexmec cung ứng đã đón được hơn 2.300 người, còn lại 700 người đang trên chuyến tàu biển, dự kiến ngày 24/3 sẽ về đến cảng Hải Phòng./.
Tính đến thời điểm này, đã có 9.087 lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước bằng đường hàng không. Còn hơn 1.000 lao động Việt Nam hiện đang trên đường trở về bằng tàu biển.
Có thể nói, chiến dịch đưa hơn 10.000 lao động Việt Nam tại Libya về nước đã cơ bản hoàn thành.
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Nguyễn Ngọc Quỳnh, người đã cùng đại diện Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmex sang tận sân bay Hassi Messaoud đón lao động Việt Nam trở về, đánh giá cao sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Algeria đối với lao động Việt Nam, đặc biệt là việc hỗ trợ di chuyển toàn bộ 292 lao động Việt Nam từ thị trấn Ain Amenas hẻo lánh về sân bay Hassi Messaoud, giúp Việt Nam có thể thực hiện được chuyến bay này.
Ông Quỳnh cũng cho biết, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã thống kê được toàn bộ số lao động từ Libya trở về, từ thời gian làm việc, đến mức thu nhập... Trong tuần tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ trình phương án hỗ trợ lao động lên Chính phủ, xem xét trên tinh thần chia sẻ giữa ba bên (Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động) vì đây là rủi ro ngoài ý muốn.
Chính sách hỗ trợ sẽ được ưu tiên cho lao động huyện nghèo và số lao động làm việc tại Libya chưa đến một năm. Trong đó, sẽ phân ra nhiều bậc như lao động mới sang; lao động làm việc từ 2-3 tháng; lao động làm việc 4-6 tháng... Căn cứ vào từng loại đối tượng sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau.
Ông Ngô Xuân Huy, Phó Giám đốc Công ty Vinaconexmec cho biết, trong số 292 người về nước hôm nay có 230 người là do Vinaconexmec cung ứng và 62 người do Công ty Cổ phần phát triển Vinaconex cung ứng. Cả hai Công ty này đều là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Vinaconex.
Ông Huy cho biết thêm, trong số 3.000 lao động do Công ty Vinaconexmec cung ứng đã đón được hơn 2.300 người, còn lại 700 người đang trên chuyến tàu biển, dự kiến ngày 24/3 sẽ về đến cảng Hải Phòng./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)