28 tập phim "Ký sự sông Đà" sắp lên sóng VTV1

"Ký sự sông Đà" - series phim đặc biệt về con sông Đà hùng vĩ, nơi bắt nguồn và nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu của người dân Tây Bắc.
Theo thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu từ ngày 5/3 (vào lúc 23 giờ30 phút) trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng 28 tập phim "Ký sựsông Đà" - series phim đặc biệt về con sông Đà hùng vĩ, nơi bắt nguồn và nuôidưỡng tâm hồn, tình yêu của người dân Tây Bắc.

Loạt phim do Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5) và Đài Phát thanh -Truyền hình 5 tỉnh Lai Châu- Điện Biên- Sơn La- Hòa Bình và Phú Thọ, nơi có dòngsông Đà chảy qua, phối hợp thực hiện.

Nhà báo Đỗ Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban Truyền hình tiếng dân tộc, ĐàiTruyền hình Việt Nam, người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất 28 tậpphim cho biết: "'Ký sự sông Đà' không chỉ ghi lại vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy,mênh mông, khoáng đạt về dòng sông từng là cảm hứng cho thi ca mà còn là kho trithức quý về sông Đà với đầy đủ các góc nhìn từ lịch sử, địa lý đến văn hóa, kinhtế. Mỗi tập phim đưa người xem khám phá những trầm tích văn hóa của các dân tộcđang sinh sống ở vùng cao Tây Bắc, những tác động của sông Đà với sự phát triểnkinh tế của đất nước cũng như cuộc sống của người dân hai bên sông."

Điểm nổi bật của loạt phim chính là những hình ảnh, thông tin ghi lại sựbiến đổi hàng ngày của sông Đà dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội vàcông cuộc hiện đại hóa đất nước. Dòng sông hùng vĩ của người dân Tây Bắc sẽ chìmdần và có thể sẽ mất hẳn dưới lòng hồ sông Đà khi các công trình thủy điện SơnLa - Lai Châu được hoàn tất. Điều này giúp những thước phim của "Ký sự sông Đà" cógiá trị lịch sử và tư liệu cao.

Về hình thức thể hiện, "Ký sự sông Đà" là sự kết hợp giữa những hình ảnhchân thực, do chính các phóng viên, biên tập của Ban Truyền hình tiếng dân tộcvà các Đài phát thanh và truyền hình địa phương ghi lại, với kho tri thức, tưliệu lịch sử, nhằm đưa người xem cùng khám phá sông Đà theo một mạch chủ đề nhấtquán cho từng tập phim.

Các biên tập viên, dẫn chương trình người dân tộc ở các địa phương khácnhau sẽ xuất hiện trong từng tập phim với vai trò dẫn dắt và móc nối câu chuyện.Đây cũng là nét đặc sắc trong quá trình phối hợp sản xuất của Ban truyền hìnhtiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam với Đài phát thanh và truyền hình cáctỉnh Lai Châu- Điện Biên- Sơn La- Hòa Bình và Phú Thọ. Ngoài ra, phim cũng sửdụng nhiều kỹ xảo, thủ pháp điện ảnh nhằm tạo hiệu ứng chuyên sâu cho từng tậpphim.

Nhà báo Đỗ Quốc Khánh chia sẻ: "Để thực hiện loạt phim đặc biệt này, đoànlàm phim của Ban truyền hình tiếng dân tộc đã có hơn một tháng với ba chuyến đirong ruổi trên khắp các nẻo đường của các tỉnh Tây Bắc cùng nhiều khó khăn vềđường đi, thời tiết... Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ cùng Đài phát thanhvà truyền hình các tỉnh, lòng nhiệt tình và yêu nghề, đoàn làm phim đã hoànthành một khối lượng công việc đồ sộ ở khâu tiền kỳ cho 28 tập phim trong khoảngthời gian ngắn. Toàn bộ công việc quay, viết lời bình, ghi chép chi tiết nhữngcâu chuyện trên đường đã được đoàn làm phim thực hiện theo trong từng ngày vớinỗ lực rất lớn."./.

Việt Hà (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục