Ngày 21/10, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết Hiệp định tài trợ bổ sung cho Dự án Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người tại Việt Nam.
Theo hiệp định tài chính mới này, 25 triệu USD sẽ được cấp cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe của người và gia cầm đối với bệnh cúm tại 11 tỉnh trọng điểm, thông qua kiểm soát dịch bệnh tại chỗ đối với gia cầm nuôi tại gia đình; phát hiện và ứng phó sớm đối với những trường hợp cúm ở người và gia cầm và chuẩn bị đối phó với những hậu quả về y tế do đại dịch cúm ở người gây ra.
Theo WB, Hiệp định này sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát huy những thành công trước đây nhằm cải thiện những biện pháp ứng phó với các loại cúm gia cầm chủng độc lực cao, cúm ở người, và các bệnh lây truyền từ động vật sang người khác mới nổi lên, qua đó bảo vệ tốt hơn cho 10 triệu dân đang sống tại 11 tỉnh có dự án.
Đây là Hiệp định tài chính lần thứ ba mà WB cùng với các nhà tài trợ của Quỹ ủy thác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHIF) hỗ trợ Việt Nam phòng chống cúm gia cầm chủng độc cao và cải thiện công tác dự phòng đại dịch cúm ở người của Việt Nam.
Hai hiệp định tài chính trước (với tổng vốn tài trợ là 40 triệu USD) đã được thực hiện thành công trong giai đoạn từ 2004 đến 2011, bao gồm Dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm (AIERP) và Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIF).
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cúm gia cầm (H5N1). Trường hợp cúm ở người được phát hiện đầu tiên năm 2003. Tính đến tháng 03/2011, Việt Nam xác nhận đã có 119 trường hợp mắc cúm H5N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Con số này chiếm 23% tổng số các trường hợp nhiễm trên toàn thế giới và 19% các trường hợp tử vong./.
Theo hiệp định tài chính mới này, 25 triệu USD sẽ được cấp cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe của người và gia cầm đối với bệnh cúm tại 11 tỉnh trọng điểm, thông qua kiểm soát dịch bệnh tại chỗ đối với gia cầm nuôi tại gia đình; phát hiện và ứng phó sớm đối với những trường hợp cúm ở người và gia cầm và chuẩn bị đối phó với những hậu quả về y tế do đại dịch cúm ở người gây ra.
Theo WB, Hiệp định này sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát huy những thành công trước đây nhằm cải thiện những biện pháp ứng phó với các loại cúm gia cầm chủng độc lực cao, cúm ở người, và các bệnh lây truyền từ động vật sang người khác mới nổi lên, qua đó bảo vệ tốt hơn cho 10 triệu dân đang sống tại 11 tỉnh có dự án.
Đây là Hiệp định tài chính lần thứ ba mà WB cùng với các nhà tài trợ của Quỹ ủy thác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHIF) hỗ trợ Việt Nam phòng chống cúm gia cầm chủng độc cao và cải thiện công tác dự phòng đại dịch cúm ở người của Việt Nam.
Hai hiệp định tài chính trước (với tổng vốn tài trợ là 40 triệu USD) đã được thực hiện thành công trong giai đoạn từ 2004 đến 2011, bao gồm Dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm (AIERP) và Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIF).
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cúm gia cầm (H5N1). Trường hợp cúm ở người được phát hiện đầu tiên năm 2003. Tính đến tháng 03/2011, Việt Nam xác nhận đã có 119 trường hợp mắc cúm H5N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Con số này chiếm 23% tổng số các trường hợp nhiễm trên toàn thế giới và 19% các trường hợp tử vong./.
Thúy Hà (Vietnam+)