Ngày 27/9, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt hai vợ chồng bị cáo Tạ Việt Quang (Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch Quang Quyên) 14 năm tù và Bùi Thị Quyên (Phó giám đốc công ty) 11 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Ngày 22/9/2011, chị Hoàng Thanh Bình (trú ở phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) và một số doanh nghiệp, Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương Chi nhánh Hà Tây cùng nhiều cá nhân có gửi đơn đến Công an thành phố Hà Nội tố cáo vợ chồng Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên vay tiền, mượn ôtô, nhận ký gửi bán xe ôtô, cho vay tiền rồi nhận thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác, có biểu hiện bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Qua điều tra, đã xác định công ty của vợ chồng Quang, Quyên kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, mua bán ôtô, xe máy nguyên chiếc và vàng bạc.
Quá trình hoạt động, từ năm 2003 đến năm 2011, vợ chồng Quang, Quyên đã thế chấp tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền của tổ chức tín dụng, cá nhân đến nay không có khả năng thanh toán.
Cụ thể, Quang lừa mang đăng ký xe ôtô giả đi thế chấp tài sản tại Quỹ tín dụng nhân dân. Đến nay, chiếm đoạt tiền gốc và lãi của quỹ này là hơn 1,2 tỷ đồng.
Còn Quyên đi mượn một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không còn giá trị sử dụng rồi đem đi thế chấp cho chị Bình để vay 500 triệu đồng. Để tạo lòng tin, Quyên còn dẫn chị Bình đến xem đất. Trên thực tế, mảnh đất này trong diện đền bù và người chủ đã nhận đủ tiền nên giấy chứng nhận trên không còn giá trị sử dụng.
Ngoài hành vi trên, vợ chồng Quang, Quyên còn vay tiền, vàng, nhận ký gửi tài sản của bốn ngân hàng, 30 cá nhân và doanh nghiệp với số tiền hàng trăm tỷ đồng, đến nay không có khả năng thanh toán.
Vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của cặp vợ chồng này gây “chấn động”, khiến nhiều người dân lâm vào cảnh khuynh gia, bại sản.
Tuy nhiên, khi điều tra, cơ quan công an xác định việc thanh toán trả gốc, lãi cho các bên vay nợ được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và thỏa thuận với các cá nhân, không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, các khoản vay mượn, nợ có lãi suất giữa vợ chồng này với các bên là quan hệ dân sự, nên cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm hình sự.
Đối với việc cho vay nặng lãi của Quang, Quyên và những người khác, cơ quan điều tra xác định, trong thời điểm các bên vay nợ nhau, lãi suất cao nhất từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương 9-15%/tháng so với lãi suất ngân hàng thời điểm đó là 21,6-22%/năm. Trong quá trình vay mượn, cơ quan điều tra không xác định được đối tượng nào cho vay có tính chất chuyên nghiệp, nên không xem xét xử lý.
Cơ quan công an quyết định tách rút tài liệu liên quan đến việc vay nợ tiền của những người liên quan để xem xét, xử lý khi các bên khởi kiện dân sự đối với vợ chồng Quang, Quyên đến cơ quan tòa án./.
Ngày 22/9/2011, chị Hoàng Thanh Bình (trú ở phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) và một số doanh nghiệp, Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương Chi nhánh Hà Tây cùng nhiều cá nhân có gửi đơn đến Công an thành phố Hà Nội tố cáo vợ chồng Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên vay tiền, mượn ôtô, nhận ký gửi bán xe ôtô, cho vay tiền rồi nhận thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác, có biểu hiện bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Qua điều tra, đã xác định công ty của vợ chồng Quang, Quyên kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, mua bán ôtô, xe máy nguyên chiếc và vàng bạc.
Quá trình hoạt động, từ năm 2003 đến năm 2011, vợ chồng Quang, Quyên đã thế chấp tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền của tổ chức tín dụng, cá nhân đến nay không có khả năng thanh toán.
Cụ thể, Quang lừa mang đăng ký xe ôtô giả đi thế chấp tài sản tại Quỹ tín dụng nhân dân. Đến nay, chiếm đoạt tiền gốc và lãi của quỹ này là hơn 1,2 tỷ đồng.
Còn Quyên đi mượn một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không còn giá trị sử dụng rồi đem đi thế chấp cho chị Bình để vay 500 triệu đồng. Để tạo lòng tin, Quyên còn dẫn chị Bình đến xem đất. Trên thực tế, mảnh đất này trong diện đền bù và người chủ đã nhận đủ tiền nên giấy chứng nhận trên không còn giá trị sử dụng.
Ngoài hành vi trên, vợ chồng Quang, Quyên còn vay tiền, vàng, nhận ký gửi tài sản của bốn ngân hàng, 30 cá nhân và doanh nghiệp với số tiền hàng trăm tỷ đồng, đến nay không có khả năng thanh toán.
Vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của cặp vợ chồng này gây “chấn động”, khiến nhiều người dân lâm vào cảnh khuynh gia, bại sản.
Tuy nhiên, khi điều tra, cơ quan công an xác định việc thanh toán trả gốc, lãi cho các bên vay nợ được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và thỏa thuận với các cá nhân, không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, các khoản vay mượn, nợ có lãi suất giữa vợ chồng này với các bên là quan hệ dân sự, nên cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm hình sự.
Đối với việc cho vay nặng lãi của Quang, Quyên và những người khác, cơ quan điều tra xác định, trong thời điểm các bên vay nợ nhau, lãi suất cao nhất từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương 9-15%/tháng so với lãi suất ngân hàng thời điểm đó là 21,6-22%/năm. Trong quá trình vay mượn, cơ quan điều tra không xác định được đối tượng nào cho vay có tính chất chuyên nghiệp, nên không xem xét xử lý.
Cơ quan công an quyết định tách rút tài liệu liên quan đến việc vay nợ tiền của những người liên quan để xem xét, xử lý khi các bên khởi kiện dân sự đối với vợ chồng Quang, Quyên đến cơ quan tòa án./.
Kim Anh (TTXVN)