Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 25 loài động vật hoang dã đặc biệt quý hiếm như linh trưởng, hổ, gấu, tê tê... sẽ được nhận diện trên trang web tài liệu định dạng loài trực tuyến, bổ sung thêm vào danh mục số loài động vật hoang dã được bảo vệ.
Tài liệu định dạng loài được thiết kế thân thiện dưới dạng web bằng ngôn ngữ tiếng Việt, giúp công chúng có thể nhận diện được các loài động vật hoang dã thường bị buôn bán trái phép như với những đặc điểm nhận dạng nổi bật giúp dễ phân biệt các loài.
Việc nâng cấp tài liệu này nhằm khuyến khích công chúng tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, thông qua các thông tin cơ bản về các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn của từng loài cũng như đường dẫn đến hệ thống thông báo trực tuyến các vi phạm về buôn bán động vật hoang dã cho Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên.
Nhờ đó, người dân sẽ dễ dàng thông báo những trường hợp vi phạm mà họ phát hiện thông qua trang web hoặc đường dây nóng miễn phí 18001522.
Tài liệu định dạng loài được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 5/2012 và phiên bản nâng cấp lần này bao gồm tổng cộng 25 loài và sẽ còn được tiếp tục bổ sung các loài mới trong thời gian tới.
Ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho biết: “Người dân có thể không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của những vi phạm về động vật hoang dã mà họ chứng kiến. Do đó, tài liệu này sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích giúp người dân có thể nhận diện các loài, những vi phạm phổ biến, cũng như biết được cách can thiệp phù hợp.”
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, mỗi ngày có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá thể động vật hoang dã bị săn bắt khỏi môi trường sinh sống tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt, làm thú cảnh và sử dụng làm thuốc...
Ngoài 5 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp của Việt Nam, có tên trong danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu thế giới- IUCN. Hiện ở Việt Nam hổ chỉ còn khoảng 10-15 cá thể ngoài tự nhiên, voi chỉ còn khoảng 50 cá thể... Và, nếu cứ tốc độ tàn phá như hiện nay thì vài chục năm sau sẽ không còn một cá thể nào nữa.
Do đó, tài liệu định dạng loài của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để mạng lưới tình nguyện viên đang hoạt động trên khắp cả nước giám sát các cơ sở kinh doanh và thông báo các vi phạm về buôn bán, sử dụng hay giết mổ động vật hoang dã trái phép.
“Việc kêu gọi công chúng tích cực tham gia chống lại những vi phạm về động vật hoang dã lần này sẽ giúp công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam có thêm nhiều kết quả tích cực hơn,” Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên nhận định./.
Tài liệu định dạng loài được thiết kế thân thiện dưới dạng web bằng ngôn ngữ tiếng Việt, giúp công chúng có thể nhận diện được các loài động vật hoang dã thường bị buôn bán trái phép như với những đặc điểm nhận dạng nổi bật giúp dễ phân biệt các loài.
Việc nâng cấp tài liệu này nhằm khuyến khích công chúng tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, thông qua các thông tin cơ bản về các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn của từng loài cũng như đường dẫn đến hệ thống thông báo trực tuyến các vi phạm về buôn bán động vật hoang dã cho Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên.
Nhờ đó, người dân sẽ dễ dàng thông báo những trường hợp vi phạm mà họ phát hiện thông qua trang web hoặc đường dây nóng miễn phí 18001522.
Tài liệu định dạng loài được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 5/2012 và phiên bản nâng cấp lần này bao gồm tổng cộng 25 loài và sẽ còn được tiếp tục bổ sung các loài mới trong thời gian tới.
Ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho biết: “Người dân có thể không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của những vi phạm về động vật hoang dã mà họ chứng kiến. Do đó, tài liệu này sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích giúp người dân có thể nhận diện các loài, những vi phạm phổ biến, cũng như biết được cách can thiệp phù hợp.”
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, mỗi ngày có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá thể động vật hoang dã bị săn bắt khỏi môi trường sinh sống tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt, làm thú cảnh và sử dụng làm thuốc...
Ngoài 5 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp của Việt Nam, có tên trong danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu thế giới- IUCN. Hiện ở Việt Nam hổ chỉ còn khoảng 10-15 cá thể ngoài tự nhiên, voi chỉ còn khoảng 50 cá thể... Và, nếu cứ tốc độ tàn phá như hiện nay thì vài chục năm sau sẽ không còn một cá thể nào nữa.
Do đó, tài liệu định dạng loài của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để mạng lưới tình nguyện viên đang hoạt động trên khắp cả nước giám sát các cơ sở kinh doanh và thông báo các vi phạm về buôn bán, sử dụng hay giết mổ động vật hoang dã trái phép.
“Việc kêu gọi công chúng tích cực tham gia chống lại những vi phạm về động vật hoang dã lần này sẽ giúp công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam có thêm nhiều kết quả tích cực hơn,” Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên nhận định./.
Hùng Võ (Vietnam+)