Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (Seco) đã viện trợ không hoàn lại 2,43 triệu USD cho dự án phát triển năng lượng tái tạo (Redp) của Việt Nam.
Lễ ký thỏa thuận song phương về thực hiện khoản viện trợ này cho Redp diễn ra vào sáng 10/5, tại Hà Nội giữa cơ quan điều phối thực hiện dự án là Bộ Công Thương và Seco. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victorria Kwakwa tham dự lễ ký.
Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo (Redp) được tài trợ bởi WB có mục đích tăng cung cấp điện vào lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo trên cơ sở bền vững về tài chính, môi trường và xã hội. Ước tính có khoảng gần 25 tiểu dự án của doanh nghiệp tư nhân sẽ được vay vốn từ Redp thông qua các ngân hàng thương mại.
Redp bao gồm 3 hợp phần: Đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo; Xây dựng khung chính sách phát triển và phát triển các dự án năng lượng tái tạo tương lai.
Bộ Công Thương, các chủ đầu tư và các đối tác khác trong dự án sẽ được thụ hưởng sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.
Toàn bộ dự án Redp có tổng trị giá 318,3 triệu USD; trong đó 202,2 triệu USD được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB, Seco 2,3 triệu USD và phần còn lại là vốn đối ứng trong nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Đại sứ Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch Seco, bà Beatrice Maser Mallor cho biết hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo là một trong những vấn đề ưu tiên của Chính phủ Thụy Sĩ. Việc Seco hỗ trợ dự án Redp sẽ giúp nâng cao năng lực rà soát và đánh giá các hồ sơ đề xuất của các tiểu dự án năng lượng tái tạo và hồ sơ xin vay cũng như quản lý các rủi ro liên quan tới các dự án này. Bên cạnh đó, nội dung hỗ trợ cũng tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý hiệu quả và minh bạch về phát triển năng lượng tái tạo để thu hút sự quan tâm đầu tư của khu vực tư nhân vào Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam khẳng định dự án năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng không chỉ với Việt Nam trong việc bổ sung nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội mà còn góp phần giúp giảm khí phát thải, thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu. WB mong muốn các dự án năng lượng tái tạo được phê duyệt sẽ sớm được triển khai đúng tiến độ để mang lại hiệu quả cao.
Theo Bộ Công Thương, nằm trong khuôn khổ Redp, đã có 7 dự án thủy điện nhỏ đã được phê duyệt vay vốn 55 triệu USD (thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - BIDV) với tổng công suất lên tới 94,2 MW; trong đó có 3 dự án thuộc tỉnh Lào Cai gồm: Sùng Vui, Nậm Tha 4, Nậm Tha 5; 3 dự án thuộc tỉnh Sơn La gồm: Pá Chiến, Nậm Khánh và Nậm Hoa 2; 1 dự án thuộc tỉnh Hòa Bình là Đồng Chum 2.
Ngoài ra, cũng có 10 dự án điện với tổng công suất 109 MW đã đăng ký vay vốn lên tới 65 triệu USD./.
Lễ ký thỏa thuận song phương về thực hiện khoản viện trợ này cho Redp diễn ra vào sáng 10/5, tại Hà Nội giữa cơ quan điều phối thực hiện dự án là Bộ Công Thương và Seco. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victorria Kwakwa tham dự lễ ký.
Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo (Redp) được tài trợ bởi WB có mục đích tăng cung cấp điện vào lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo trên cơ sở bền vững về tài chính, môi trường và xã hội. Ước tính có khoảng gần 25 tiểu dự án của doanh nghiệp tư nhân sẽ được vay vốn từ Redp thông qua các ngân hàng thương mại.
Redp bao gồm 3 hợp phần: Đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo; Xây dựng khung chính sách phát triển và phát triển các dự án năng lượng tái tạo tương lai.
Bộ Công Thương, các chủ đầu tư và các đối tác khác trong dự án sẽ được thụ hưởng sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.
Toàn bộ dự án Redp có tổng trị giá 318,3 triệu USD; trong đó 202,2 triệu USD được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB, Seco 2,3 triệu USD và phần còn lại là vốn đối ứng trong nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Đại sứ Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch Seco, bà Beatrice Maser Mallor cho biết hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo là một trong những vấn đề ưu tiên của Chính phủ Thụy Sĩ. Việc Seco hỗ trợ dự án Redp sẽ giúp nâng cao năng lực rà soát và đánh giá các hồ sơ đề xuất của các tiểu dự án năng lượng tái tạo và hồ sơ xin vay cũng như quản lý các rủi ro liên quan tới các dự án này. Bên cạnh đó, nội dung hỗ trợ cũng tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý hiệu quả và minh bạch về phát triển năng lượng tái tạo để thu hút sự quan tâm đầu tư của khu vực tư nhân vào Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam khẳng định dự án năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng không chỉ với Việt Nam trong việc bổ sung nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội mà còn góp phần giúp giảm khí phát thải, thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu. WB mong muốn các dự án năng lượng tái tạo được phê duyệt sẽ sớm được triển khai đúng tiến độ để mang lại hiệu quả cao.
Theo Bộ Công Thương, nằm trong khuôn khổ Redp, đã có 7 dự án thủy điện nhỏ đã được phê duyệt vay vốn 55 triệu USD (thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - BIDV) với tổng công suất lên tới 94,2 MW; trong đó có 3 dự án thuộc tỉnh Lào Cai gồm: Sùng Vui, Nậm Tha 4, Nậm Tha 5; 3 dự án thuộc tỉnh Sơn La gồm: Pá Chiến, Nậm Khánh và Nậm Hoa 2; 1 dự án thuộc tỉnh Hòa Bình là Đồng Chum 2.
Ngoài ra, cũng có 10 dự án điện với tổng công suất 109 MW đã đăng ký vay vốn lên tới 65 triệu USD./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)