Việc đóng cửa 157 ngân hàng trong năm 2010 đã làm cho quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ giảm 24,18 tỷ USD.
Cuối tuần trước, Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) thông báo số tiền bảo hiểm mà họ phải trả cho 102/157 ngân hàng sụp đổ trong năm ngoái đã tăng khoảng 2 tỷ USD so với ước tính ban đầu.
Khoản tăng nhiều nhất là tiền trả cho ngân hàng Westernbank Puerto Rico, ngân hàng bị đóng cửa vào ngày 30/4 với giá trị tài sản lên tới 11,94 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,62 tỷ USD.
FDIC phải trả cho ngân hàng này 4,25 tỷ USD tiền bảo hiểm tiền gửi, thay vì 3,31 tỷ USD như ước tính từ tháng 4 năm ngoái.
Năm 2010, Mỹ chứng kiến sự sụp đổ của 157 ngân hàng với tổng tài sản trị giá 92 tỷ USD. FDIC nhận định rằng năm 2010 là năm có số ngân hàng bị đóng cửa nhiều nhất.
Đến cuối năm 2010, số ngân hàng của Mỹ bị đưa vào danh sách các định chế tài chính "có vấn đề" lên tới 884, con số cao nhất trong gần hai thập niên qua.
Từ đầu năm nay có 40 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, thấp hơn con số 68 ngân hàng bị "sập tiệm" cùng kỳ năm ngoái.
Với tài sản trị giá khoảng 3 tỷ USD và tổng tiền gửi lên tới 2,7 tỷ USD, Superior Bank có trụ sở tại bang Alabama là ngân hàng lớn nhất trong số các ngân hàng Mỹ bị đóng cửa từ đầu năm đến nay.
Hầu hết các ngân hàng bị phá sản trong 4 tháng qua đều có tài sản chưa đến 1 tỷ USD.
FDIC ước tính từ năm 2010 tới hết năm 2014, tổng số tiền bảo hiểm tiền gửi mà họ phải trả cho các ngân hàng "sập tiệm" sẽ là 45 tỷ USD./.
Cuối tuần trước, Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) thông báo số tiền bảo hiểm mà họ phải trả cho 102/157 ngân hàng sụp đổ trong năm ngoái đã tăng khoảng 2 tỷ USD so với ước tính ban đầu.
Khoản tăng nhiều nhất là tiền trả cho ngân hàng Westernbank Puerto Rico, ngân hàng bị đóng cửa vào ngày 30/4 với giá trị tài sản lên tới 11,94 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,62 tỷ USD.
FDIC phải trả cho ngân hàng này 4,25 tỷ USD tiền bảo hiểm tiền gửi, thay vì 3,31 tỷ USD như ước tính từ tháng 4 năm ngoái.
Năm 2010, Mỹ chứng kiến sự sụp đổ của 157 ngân hàng với tổng tài sản trị giá 92 tỷ USD. FDIC nhận định rằng năm 2010 là năm có số ngân hàng bị đóng cửa nhiều nhất.
Đến cuối năm 2010, số ngân hàng của Mỹ bị đưa vào danh sách các định chế tài chính "có vấn đề" lên tới 884, con số cao nhất trong gần hai thập niên qua.
Từ đầu năm nay có 40 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, thấp hơn con số 68 ngân hàng bị "sập tiệm" cùng kỳ năm ngoái.
Với tài sản trị giá khoảng 3 tỷ USD và tổng tiền gửi lên tới 2,7 tỷ USD, Superior Bank có trụ sở tại bang Alabama là ngân hàng lớn nhất trong số các ngân hàng Mỹ bị đóng cửa từ đầu năm đến nay.
Hầu hết các ngân hàng bị phá sản trong 4 tháng qua đều có tài sản chưa đến 1 tỷ USD.
FDIC ước tính từ năm 2010 tới hết năm 2014, tổng số tiền bảo hiểm tiền gửi mà họ phải trả cho các ngân hàng "sập tiệm" sẽ là 45 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)