Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Đề án Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người với tổng mức kinh phí thực hiện đề án dự kiến là hơn 239 tỷ đồng.
Có 9 dân tộc rất ít người (có tổng số dân dưới 5.000 người) được thụ hưởng trực tiếp từ đề án này là dân tộc Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng và Cờ Lao. Các dân tộc này phân bố chủ yếu thuôc khu vực biên giới các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.
Do địa hình khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao nên hoạt động giáo dục ở các dân tộc này kém phát triển cả về chất lượng và số lượng.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, mục tiêu của đề án là tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung vào đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương và đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dự án sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng chế độ chính sách đặc thù, huy động tối đa trẻ em dân tộc rất ít người đến trường, đảm bảo mọi học sinh cấp tiểu học được học tại thôn bản và các trường nội trú. Tất cả học sinh này khi hoàn thành chương trình tiểu học sẽ được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú...
Tuy nhiên, tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo của đề án được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 6/7, tại Hà Nội, nhiều đại biểu các sở giáo dục và đào tạo các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai... cho rằng việc đưa tất cả học sinh dân tộc rất ít người vào học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là vượt quá khả năng cơ sở trường lớp của tỉnh.
Trước ý kiến này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, Bộ đã có một đề án riêng về việc xây dựng cơ sở vật chất. "Hơn nữa, các trường khi tuyển sinh cần ưu tiên trước cho các học sinh thuộc các dân tộc này," bà Nghĩa nói.
Dự kiến, đề án sẽ được triển khai trong 5 năm, từ năm 2010 đến 2015./.
Có 9 dân tộc rất ít người (có tổng số dân dưới 5.000 người) được thụ hưởng trực tiếp từ đề án này là dân tộc Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng và Cờ Lao. Các dân tộc này phân bố chủ yếu thuôc khu vực biên giới các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.
Do địa hình khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao nên hoạt động giáo dục ở các dân tộc này kém phát triển cả về chất lượng và số lượng.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, mục tiêu của đề án là tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung vào đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương và đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dự án sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng chế độ chính sách đặc thù, huy động tối đa trẻ em dân tộc rất ít người đến trường, đảm bảo mọi học sinh cấp tiểu học được học tại thôn bản và các trường nội trú. Tất cả học sinh này khi hoàn thành chương trình tiểu học sẽ được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú...
Tuy nhiên, tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo của đề án được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 6/7, tại Hà Nội, nhiều đại biểu các sở giáo dục và đào tạo các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai... cho rằng việc đưa tất cả học sinh dân tộc rất ít người vào học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là vượt quá khả năng cơ sở trường lớp của tỉnh.
Trước ý kiến này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, Bộ đã có một đề án riêng về việc xây dựng cơ sở vật chất. "Hơn nữa, các trường khi tuyển sinh cần ưu tiên trước cho các học sinh thuộc các dân tộc này," bà Nghĩa nói.
Dự kiến, đề án sẽ được triển khai trong 5 năm, từ năm 2010 đến 2015./.
Phạm Mai (Vietnam+)