Ngày 24/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, tuyến Bến Thành-Tham Lương (hạng mục xây dựng Depot Tham Lương).
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu bật tầm quan trọng của dự án và yêu cầu các bên cần phối hợp hoạt động chặt chẽ hơn để bảo đảm cho dự án được thi công với chất lượng cao, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, tuyến tàu điện ngầm số 2 “Bến Thành-Tham Lương” được sử dụng công nghệ châu Âu với sự hợp vốn từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Tuyến này có tổng chiều dài khoảng 20km, điểm đầu tại Thủ Thiêm và điểm cuối tại Bến xe An Sương.
Dự án sẽ được thực hiện giai đoạn 1, tập trung xây dựng từ chợ Bến Thành đến Tham Lương với chiều dài hơn 11km, tuyến có 11 nhà ga, độ sâu trung bình là 18 mét, chiều rộng trung bình là 22 mét.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 23.700 tỷ đồng (tương đương hơn 1.240 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 540 triệu USD, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) hơn 240 triệu Euro (313 triệu USD), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) là 150 triệu Euro (195 triệu USD) và phần vốn trong nước là 3.799 tỷ đồng (198,9 triệu USD).
Ngoài ra, dự án được tài trợ bổ sung từ nguồn Quỹ công nghệ sạch, khoản tài chính này nhằm mục đích triển khai Chương trình giao thông đô thị bền vững của dự án để phát huy tối đa tính tiện ích trong vận hành và khai thác.
Dự án sẽ được vận hành chạy thử và đưa vào khai thác vào năm 2016./.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu bật tầm quan trọng của dự án và yêu cầu các bên cần phối hợp hoạt động chặt chẽ hơn để bảo đảm cho dự án được thi công với chất lượng cao, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, tuyến tàu điện ngầm số 2 “Bến Thành-Tham Lương” được sử dụng công nghệ châu Âu với sự hợp vốn từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Tuyến này có tổng chiều dài khoảng 20km, điểm đầu tại Thủ Thiêm và điểm cuối tại Bến xe An Sương.
Dự án sẽ được thực hiện giai đoạn 1, tập trung xây dựng từ chợ Bến Thành đến Tham Lương với chiều dài hơn 11km, tuyến có 11 nhà ga, độ sâu trung bình là 18 mét, chiều rộng trung bình là 22 mét.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 23.700 tỷ đồng (tương đương hơn 1.240 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 540 triệu USD, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) hơn 240 triệu Euro (313 triệu USD), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) là 150 triệu Euro (195 triệu USD) và phần vốn trong nước là 3.799 tỷ đồng (198,9 triệu USD).
Ngoài ra, dự án được tài trợ bổ sung từ nguồn Quỹ công nghệ sạch, khoản tài chính này nhằm mục đích triển khai Chương trình giao thông đô thị bền vững của dự án để phát huy tối đa tính tiện ích trong vận hành và khai thác.
Dự án sẽ được vận hành chạy thử và đưa vào khai thác vào năm 2016./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)