Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, đến cuối tháng Hai, toàn tỉnh có 23.454ha càphê được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng càphê) và tiêu chuẩn UTZ (Chương trình chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm).
Đây là những chứng nhận quốc tế rất quan trọng để càphê Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc hơn 23.000ha càphê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho người trồng (giá bán luôn cao hơn giá càphê trên thị trường) mà còn khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc giúp nông dân trồng càphê thay đổi kỹ thuật canh tác càphê và lợi ích bền vững.
Toàn bộ diện tích càphê này tập trung ở các vùng trọng điểm càphê của Lâm Đồng như Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm..., giúp cho việc nhân rộng quy trình sản xuất càphê theo các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng giúp Lâm Đồng có thêm điều kiện để “nâng cấp” ngành càphê, tăng nhanh được sản lượng càphê hàng hóa chất lượng cao, tăng giá trị sản phẩm càphê.
Công ty càphê Thái Hòa là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong việc hỗ trợ chứng nhận 4C cho gần 5.000ha càphê ở huyện Lâm Hà.
Thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ cho nông dân trồng càphê để tăng nhanh diện tích được chứng nhận.
Việc liên kết chặt với các doanh nghiệp chế biến càphê, chuyển đổi giống, nâng cao chất lượng vườn cây, ứng dụng các quy trình kỹ thuật trồng càphê mới... là những giải pháp chính./.
Đây là những chứng nhận quốc tế rất quan trọng để càphê Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc hơn 23.000ha càphê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho người trồng (giá bán luôn cao hơn giá càphê trên thị trường) mà còn khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc giúp nông dân trồng càphê thay đổi kỹ thuật canh tác càphê và lợi ích bền vững.
Toàn bộ diện tích càphê này tập trung ở các vùng trọng điểm càphê của Lâm Đồng như Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm..., giúp cho việc nhân rộng quy trình sản xuất càphê theo các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng giúp Lâm Đồng có thêm điều kiện để “nâng cấp” ngành càphê, tăng nhanh được sản lượng càphê hàng hóa chất lượng cao, tăng giá trị sản phẩm càphê.
Công ty càphê Thái Hòa là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong việc hỗ trợ chứng nhận 4C cho gần 5.000ha càphê ở huyện Lâm Hà.
Thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ cho nông dân trồng càphê để tăng nhanh diện tích được chứng nhận.
Việc liên kết chặt với các doanh nghiệp chế biến càphê, chuyển đổi giống, nâng cao chất lượng vườn cây, ứng dụng các quy trình kỹ thuật trồng càphê mới... là những giải pháp chính./.
Phan Văn Đông (TTXVN)