Đà suy thoái của thị trường bất động sản được dự báo vẫn chưa có khả năng hồi phục ngắn hạn. Các chủ đầu tư dự án bất động sản ở Bình Dương không đổ thêm vốn vào triển khai xây dựng theo đúng lộ trình nên 220 dự án với diện tích 8.500ha cứ thế bị chủ đầu tư dần bỏ hoang, bùng phát “treo” quy hoạch.
Tràn lan dự án “treo”...
Dạo quanh các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương bây giờ, điều dễ nhận thấy quang cảnh các dự án khu dân cư, khu đô thị ảm đạm, không còn không khí xây dựng, san lấp mặt bằng rầm rộ như cách đây mấy năm. Phần lớn các dự án “đắp chiếu” gây khổ sở cho người dân vùng giải tỏa và lãng phí lớn về tài nguyên đất.
Dự án Khu dân cư - đô thị Cầu Đò (xã An Điền, huyện Bến Cát) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phú làm chủ đầu tư có diện tích 51ha được phê duyệt năm 2006. Đến nay, dự án vẫn “bất động” trong triển khai thi công trên các hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt của tỉnh. Khu đất này vốn trước đây là cánh đồng nay thành bãi cỏ hoang sau khi bị quy hoạch, giải tỏa.
Đến Bến Cát, chúng tôi gặp gia đình bà Trần Thị Chung (65 tuổi, ở ấp 4, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương) vốn có hơn 2ha đất trồng cao su bảy năm tuổi đang vào độ chín cạo mủ (mỗi tháng thu nhập trên 10 triệu đồng) phải dành đất cho một dự án khu dân cư.
Bà Chung cho biết: “Ủy ban Nhân dân huyện Bến Cát đã ra quyết định thu hồi đất từ năm 2005, vườn cao su cũng bị chặt phá nhưng mãi đến nay chủ đầu tư vẫn chưa giao mét vuông đất tái định cư nào."
Dự án khu dân cư có tên Thới Hòa với diện tích hơn 10ha do Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Long làm chủ đầu tư đã có ba lần chuyển mục đích đầu tư từ dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đến khu dân cư, nay thành khu biệt thự cao cấp để thích ứng thị trường, nhưng rốt cuộc khu biệt thự cao cấp rơi vào hoàn cảnh "treo."
Kỷ lục nhất có lẽ là dự án khu dân cư Uyên Hưng hay gọi là “Đồi Xanh” (tại thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên ) "treo" suốt từ năm 2002 đến nay. Trao đổi với chúng tôi , ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Uyên cho biết chủ đầu tư cũ đã đề nghị thu hồi giấy phép, riêng dự án đang rà soát chuyển giao cho người có đầy đủ năng lực hơn.
“Đắp chiếu” vì gặp khó...
Theo Sở Xây dựng Bình Dương, trong số 220 dự án khu dân cư-khu đô thị mới, ngoài 94 dự án đang ngổn ngang giải tỏa đền bù, có đến 75 dự án khác đang “trùm mền” chậm triển khai vì một phần khó khăn chung của thị trường, phần còn lại là các chủ đầu tư thiếu vốn, thậm chí không còn khả năng để đầu tư nên bỏ hoang dự án.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, do khâu thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư không tốt, vội vàng phê duyệt chủ trương đầu tư trong khi nhà đầu tư yếu kém về nguồn vốn đã khiến tiến độ một số dự án ì ạch. Điển hình như Khu dân cư Thế kỷ XXI nằm ở phường Phú Cường thuộc trung tâm thành Phố Thủ Dầu Một "treo" trên sáu năm qua; khu biệt thự cao cấp Thới Hòa "treo" bảy năm; Khu dân cư Cầu Đò, Đồi Xanh "treo" gần 10 năm...
Dự án Khu Đô Thị Mới Chánh Mỹ gần trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (363,8ha giai đoạn một) cũng bị đình trệ. Dự án được phác thảo khu đô thị đẳng cấp ven sông Sài Gòn với các hạng mục như nhà liên kế, khu biệt thự cao cấp và các công trình tiện ích xã hội được thiết kế hài hòa với cảnh quan sông nước.
Sau thời gian xây dựng từ 2007, chủ đầu tư đã rót hàng trăm tỷ đồng giải tỏa đền bù, triển khai bơm hàng triệu m3 cát san lấp mặt bằng làm một số hạ tầng về đường, điện, song đến nay khu đô thị khổng lồ này “đắp chiếu” nằm chờ người mua. Hiện nay cả khu đô thị này không một căn nhà, công trình nào mọc lên mà chỉ nhìn thấy bãi đất hoang rộng lớn với ngổn ngang sình lầy.
Tái cấu trúc... cứu nhà đầu tư
Trước viễn cảnh khó khăn này, mới đây tỉnh có kế hoạch nới lỏng ràng buộc cho phép các chủ đầu tư tái cấu trúc lại một số các dự án để có cơ hội cứu mình. Cụ thể, tỉnh cho “co” lại dự án đã được giải tỏa dạng “da beo” để xây dựng từng phần hạ tầng kết nối; đồng thời hỗ trợ kêu gọi, hợp tác với các đối tác có năng lực để điều chỉnh, triển khai dự án đúng theo thời gian phê duyệt.
Đến nay, chỉ có duy nhất Khu đô thị - thương mại Thanh Lễ (tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một) do một Tổng công ty nhà nước đầu tư vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chuyển đổi quy hoạch một phần diện tích đã được giải tỏa sang để xây Bệnh viện 1.500 giường và một số bệnh viện chuyên ngành lao, tim mạch và bệnh viện nhi... nhằm giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư.
Thế nhưng, đó là những công trình tạo vốn từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh. Còn đối với hàng loạt dự án bất động sản khác do các công ty tư nhân đầu tư dù ngân hàng có động thái nới tín dụng cho bất động sản song trợ lực này vẫn chưa đủ để kéo thị trường trở lại hồi phục.
Nhiều dự án vẫn chưa đủ khả năng triển khai, nhiều chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vốn nữa. Thời gian vừa qua, Sở Xây dựng Bình Dương đề nghị thu hồi 38 dự án chậm hoặc không chịu triển khai. Tuy vậy, động thái này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn chủ đầu tư "cố tình bỏ dự án" hoặc cố tình kéo giãn thời gian thi công nhằm "xí phần" ôm quy hoạch, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai./.
Tràn lan dự án “treo”...
Dạo quanh các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương bây giờ, điều dễ nhận thấy quang cảnh các dự án khu dân cư, khu đô thị ảm đạm, không còn không khí xây dựng, san lấp mặt bằng rầm rộ như cách đây mấy năm. Phần lớn các dự án “đắp chiếu” gây khổ sở cho người dân vùng giải tỏa và lãng phí lớn về tài nguyên đất.
Dự án Khu dân cư - đô thị Cầu Đò (xã An Điền, huyện Bến Cát) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phú làm chủ đầu tư có diện tích 51ha được phê duyệt năm 2006. Đến nay, dự án vẫn “bất động” trong triển khai thi công trên các hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt của tỉnh. Khu đất này vốn trước đây là cánh đồng nay thành bãi cỏ hoang sau khi bị quy hoạch, giải tỏa.
Đến Bến Cát, chúng tôi gặp gia đình bà Trần Thị Chung (65 tuổi, ở ấp 4, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương) vốn có hơn 2ha đất trồng cao su bảy năm tuổi đang vào độ chín cạo mủ (mỗi tháng thu nhập trên 10 triệu đồng) phải dành đất cho một dự án khu dân cư.
Bà Chung cho biết: “Ủy ban Nhân dân huyện Bến Cát đã ra quyết định thu hồi đất từ năm 2005, vườn cao su cũng bị chặt phá nhưng mãi đến nay chủ đầu tư vẫn chưa giao mét vuông đất tái định cư nào."
Dự án khu dân cư có tên Thới Hòa với diện tích hơn 10ha do Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Long làm chủ đầu tư đã có ba lần chuyển mục đích đầu tư từ dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đến khu dân cư, nay thành khu biệt thự cao cấp để thích ứng thị trường, nhưng rốt cuộc khu biệt thự cao cấp rơi vào hoàn cảnh "treo."
Kỷ lục nhất có lẽ là dự án khu dân cư Uyên Hưng hay gọi là “Đồi Xanh” (tại thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên ) "treo" suốt từ năm 2002 đến nay. Trao đổi với chúng tôi , ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Uyên cho biết chủ đầu tư cũ đã đề nghị thu hồi giấy phép, riêng dự án đang rà soát chuyển giao cho người có đầy đủ năng lực hơn.
“Đắp chiếu” vì gặp khó...
Theo Sở Xây dựng Bình Dương, trong số 220 dự án khu dân cư-khu đô thị mới, ngoài 94 dự án đang ngổn ngang giải tỏa đền bù, có đến 75 dự án khác đang “trùm mền” chậm triển khai vì một phần khó khăn chung của thị trường, phần còn lại là các chủ đầu tư thiếu vốn, thậm chí không còn khả năng để đầu tư nên bỏ hoang dự án.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, do khâu thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư không tốt, vội vàng phê duyệt chủ trương đầu tư trong khi nhà đầu tư yếu kém về nguồn vốn đã khiến tiến độ một số dự án ì ạch. Điển hình như Khu dân cư Thế kỷ XXI nằm ở phường Phú Cường thuộc trung tâm thành Phố Thủ Dầu Một "treo" trên sáu năm qua; khu biệt thự cao cấp Thới Hòa "treo" bảy năm; Khu dân cư Cầu Đò, Đồi Xanh "treo" gần 10 năm...
Dự án Khu Đô Thị Mới Chánh Mỹ gần trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (363,8ha giai đoạn một) cũng bị đình trệ. Dự án được phác thảo khu đô thị đẳng cấp ven sông Sài Gòn với các hạng mục như nhà liên kế, khu biệt thự cao cấp và các công trình tiện ích xã hội được thiết kế hài hòa với cảnh quan sông nước.
Sau thời gian xây dựng từ 2007, chủ đầu tư đã rót hàng trăm tỷ đồng giải tỏa đền bù, triển khai bơm hàng triệu m3 cát san lấp mặt bằng làm một số hạ tầng về đường, điện, song đến nay khu đô thị khổng lồ này “đắp chiếu” nằm chờ người mua. Hiện nay cả khu đô thị này không một căn nhà, công trình nào mọc lên mà chỉ nhìn thấy bãi đất hoang rộng lớn với ngổn ngang sình lầy.
Tái cấu trúc... cứu nhà đầu tư
Trước viễn cảnh khó khăn này, mới đây tỉnh có kế hoạch nới lỏng ràng buộc cho phép các chủ đầu tư tái cấu trúc lại một số các dự án để có cơ hội cứu mình. Cụ thể, tỉnh cho “co” lại dự án đã được giải tỏa dạng “da beo” để xây dựng từng phần hạ tầng kết nối; đồng thời hỗ trợ kêu gọi, hợp tác với các đối tác có năng lực để điều chỉnh, triển khai dự án đúng theo thời gian phê duyệt.
Đến nay, chỉ có duy nhất Khu đô thị - thương mại Thanh Lễ (tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một) do một Tổng công ty nhà nước đầu tư vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chuyển đổi quy hoạch một phần diện tích đã được giải tỏa sang để xây Bệnh viện 1.500 giường và một số bệnh viện chuyên ngành lao, tim mạch và bệnh viện nhi... nhằm giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư.
Thế nhưng, đó là những công trình tạo vốn từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh. Còn đối với hàng loạt dự án bất động sản khác do các công ty tư nhân đầu tư dù ngân hàng có động thái nới tín dụng cho bất động sản song trợ lực này vẫn chưa đủ để kéo thị trường trở lại hồi phục.
Nhiều dự án vẫn chưa đủ khả năng triển khai, nhiều chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vốn nữa. Thời gian vừa qua, Sở Xây dựng Bình Dương đề nghị thu hồi 38 dự án chậm hoặc không chịu triển khai. Tuy vậy, động thái này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn chủ đầu tư "cố tình bỏ dự án" hoặc cố tình kéo giãn thời gian thi công nhằm "xí phần" ôm quy hoạch, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)