Ngày 10/9, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương Trương Quang Hoài Nam công bố trong hai đợt tăng giá xăng dầu gần đây nhất (ngày 13 và 28/8 vừa qua) đã có 220 cửa hàng trong cả nước “đóng cửa” không bán xăng cho người tiêu dùng.
Theo ông Nam, trong hai đợt tăng giá gần đây, Bình Dương là địa phương có số cửa hàng đóng cửa nhiều nhất với 33 cửa hàng, Đồng Nai là 23 cửa hàng, Hà Nội có 22 cửa hàng, Thành phố Hồ Chí Minh với 17 cửa hàng và một số thành phố khác, mỗi thành phố có 15 cửa hàng.
Tuy nhiên, trong số các cửa hàng đóng cửa này, qua kiểm tra của Cục và các chi cục Quản lý thị trường, cũng có những cửa hàng đóng cửa do các nguyên nhân khách quan như hỏng máy móc thiết bị, bị mất điện, đóng cửa ngoài thời gian niêm yết (từ 7 giờ tối hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau)... Vì vậy, trên thực tế, chỉ có 140 cửa hàng nghỉ đóng cửa do nguồn cung xăng dầu không kịp thời, chiếm 65%. Cục đã kiến nghị Bộ Công Thương kiểm tra để có xử lý kịp thời.
Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu hiệu quả, Cục Quản lý thị trường đề nghị tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Cục với Vụ Thị trường Trong nước, các chi cục quản lý thị trường tại các địa phương. Cục Quản lý Thị trường cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước sớm cung cấp danh sách các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có hệ thống phân phối nằm tại hai tỉnh thành trở lên để thuận lợi cho việc giám sát.
Ông Nam cũng thừa nhận, lực lượng quản lý thị trường rất vất vả trong kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu vì nhân lực mỏng; do đó phải có hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ hơn để hạn chế hiện tượng đóng cửa, găm hàng mỗi khi tăng giá. Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp đầu mối đề xuất tăng giá mà cơ quan quản lý cảm thấy không tăng được cần quyết luôn, không nên để thời gian kéo dài từ 7-10 ngày như hiện nay, khiến doanh nghiệp có thời gian găm hàng.
Về kiến nghị của Sở Công Thương An Giang trong việc cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ quy định dự trữ xăng dầu đảm bảo 30 ngảy (theo Nghị định 84), ông Nam chỉ rõ, quy định dự trữ lưu thông chỉ áp dụng với doanh nghiệp đầu mối, không áp dụng với tổng đại lý. Tuy nhiên, do các kho dự trữ nằm rải rác tại các vùng miền nên việc đảm bảo nguồn cung khi giá tăng cũng khó, ông Nam khẳng định./.
Theo ông Nam, trong hai đợt tăng giá gần đây, Bình Dương là địa phương có số cửa hàng đóng cửa nhiều nhất với 33 cửa hàng, Đồng Nai là 23 cửa hàng, Hà Nội có 22 cửa hàng, Thành phố Hồ Chí Minh với 17 cửa hàng và một số thành phố khác, mỗi thành phố có 15 cửa hàng.
Tuy nhiên, trong số các cửa hàng đóng cửa này, qua kiểm tra của Cục và các chi cục Quản lý thị trường, cũng có những cửa hàng đóng cửa do các nguyên nhân khách quan như hỏng máy móc thiết bị, bị mất điện, đóng cửa ngoài thời gian niêm yết (từ 7 giờ tối hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau)... Vì vậy, trên thực tế, chỉ có 140 cửa hàng nghỉ đóng cửa do nguồn cung xăng dầu không kịp thời, chiếm 65%. Cục đã kiến nghị Bộ Công Thương kiểm tra để có xử lý kịp thời.
Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu hiệu quả, Cục Quản lý thị trường đề nghị tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Cục với Vụ Thị trường Trong nước, các chi cục quản lý thị trường tại các địa phương. Cục Quản lý Thị trường cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước sớm cung cấp danh sách các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có hệ thống phân phối nằm tại hai tỉnh thành trở lên để thuận lợi cho việc giám sát.
Ông Nam cũng thừa nhận, lực lượng quản lý thị trường rất vất vả trong kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu vì nhân lực mỏng; do đó phải có hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ hơn để hạn chế hiện tượng đóng cửa, găm hàng mỗi khi tăng giá. Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp đầu mối đề xuất tăng giá mà cơ quan quản lý cảm thấy không tăng được cần quyết luôn, không nên để thời gian kéo dài từ 7-10 ngày như hiện nay, khiến doanh nghiệp có thời gian găm hàng.
Về kiến nghị của Sở Công Thương An Giang trong việc cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ quy định dự trữ xăng dầu đảm bảo 30 ngảy (theo Nghị định 84), ông Nam chỉ rõ, quy định dự trữ lưu thông chỉ áp dụng với doanh nghiệp đầu mối, không áp dụng với tổng đại lý. Tuy nhiên, do các kho dự trữ nằm rải rác tại các vùng miền nên việc đảm bảo nguồn cung khi giá tăng cũng khó, ông Nam khẳng định./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)