Ông Amarnath Reddy, Cố vấn cao cấp của Dự án hỗ trợ Canh tranh toàn cầu (GCF), thuộc Chính phủ Đan Mạch, cho biết, trong giai đoạn từ 2011-2013, dự án GFC sẽ hỗ trợ 216 tỷ đồng giúp doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các ngành nghề được ưu tiên hỗ trợ từ dự án GCF, gồm nông nghiệp - chế biến nông sản, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủ công, du lịch; trong đó ưu tiên ngành nghề có chủ doanh nghiệp là nữ.
Dự án GCF cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2013 với chủ đề "Hỗ trợ phát triển xuất khẩu: Thảo luận nhóm Thách thức và giải pháp” vừa được triển khai vào ngày 24/2, tại thành phố Cần Thơ, do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cơ quan hỗ trợ phát triển Quốc tế Đan Mạch phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ tổ chức.
Mục tiêu của dự án GCF nhằm giúp các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức ngoài quốc doanh của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ thương mại thích hợp, đưa ra các mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo trong việc phát triển chuỗi giá trị theo hướng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, dự án GCF còn giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giảm thiểu những rủi ro về tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh, các công nghệ mới, tiếp cận thị trường xuất khẩu mới và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.
Trong giai đoạn 2011-2013, có 8 tỉnh, thành trong cả nước được hưởng sự hỗ trợ của dự án GCF, gồm Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang và Cần Thơ.
Các doanh nghiệp muốn được hỗ trợ từ dự án GCF phải có ý tưởng về một dự án và đáp ứng một số yêu cầu của GCF. Các ý tưởng về dự án phải cung cấp cách giải quyết hoặc giới thiệu các dịch vụ ứng phó với những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh gia đình, hộ nông dân đang đối mặt hoặc giúp nâng cao khả năng xuất khẩu cho các nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Các ý tưởng phải hoàn toàn mới, chưa từng thực hiện ở địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có năng lực quản lý, có nguồn nhân lực thích ứng, có thành tích trong ngành và khả năng tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng theo yêu cầu, đồng thời góp vốn đối ứng cho dự án (khoảng 1/3 tổng chi phí của dự án)…
Dự án GCF được tài trợ bởi Chính phủ Đan Mạch bắt đầu từ năm 2006. Đến nay GCF đã hỗ trợ cho 4 tỉnh, gồm Hà Tây (cũ), Nghệ An, Khánh Hòa và Lâm Đồng 96 dự án với số tiền là 135 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mây tre, thủ công mỹ nghệ, trái cây, chè, du lịch và chế biến gỗ. Tại 4 tỉnh, dự án GCF đã tạo được hơn 6.300 việc làm mới, hơn 8.100 lao động được đào tạo kỹ năng mới ở các ngành nghề và doanh số xuất khẩu tăng thêm 58 tỷ đồng./.
Các ngành nghề được ưu tiên hỗ trợ từ dự án GCF, gồm nông nghiệp - chế biến nông sản, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủ công, du lịch; trong đó ưu tiên ngành nghề có chủ doanh nghiệp là nữ.
Dự án GCF cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2013 với chủ đề "Hỗ trợ phát triển xuất khẩu: Thảo luận nhóm Thách thức và giải pháp” vừa được triển khai vào ngày 24/2, tại thành phố Cần Thơ, do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cơ quan hỗ trợ phát triển Quốc tế Đan Mạch phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ tổ chức.
Mục tiêu của dự án GCF nhằm giúp các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức ngoài quốc doanh của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ thương mại thích hợp, đưa ra các mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo trong việc phát triển chuỗi giá trị theo hướng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, dự án GCF còn giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giảm thiểu những rủi ro về tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh, các công nghệ mới, tiếp cận thị trường xuất khẩu mới và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.
Trong giai đoạn 2011-2013, có 8 tỉnh, thành trong cả nước được hưởng sự hỗ trợ của dự án GCF, gồm Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang và Cần Thơ.
Các doanh nghiệp muốn được hỗ trợ từ dự án GCF phải có ý tưởng về một dự án và đáp ứng một số yêu cầu của GCF. Các ý tưởng về dự án phải cung cấp cách giải quyết hoặc giới thiệu các dịch vụ ứng phó với những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh gia đình, hộ nông dân đang đối mặt hoặc giúp nâng cao khả năng xuất khẩu cho các nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Các ý tưởng phải hoàn toàn mới, chưa từng thực hiện ở địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có năng lực quản lý, có nguồn nhân lực thích ứng, có thành tích trong ngành và khả năng tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng theo yêu cầu, đồng thời góp vốn đối ứng cho dự án (khoảng 1/3 tổng chi phí của dự án)…
Dự án GCF được tài trợ bởi Chính phủ Đan Mạch bắt đầu từ năm 2006. Đến nay GCF đã hỗ trợ cho 4 tỉnh, gồm Hà Tây (cũ), Nghệ An, Khánh Hòa và Lâm Đồng 96 dự án với số tiền là 135 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mây tre, thủ công mỹ nghệ, trái cây, chè, du lịch và chế biến gỗ. Tại 4 tỉnh, dự án GCF đã tạo được hơn 6.300 việc làm mới, hơn 8.100 lao động được đào tạo kỹ năng mới ở các ngành nghề và doanh số xuất khẩu tăng thêm 58 tỷ đồng./.
Thanh Sang (TTXVN/Vietnam+)