Ngày 5/1, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Đạt Tường đã công bố chỉ tiêu phấn đấu của ngành năm 2012 là tăng trưởng 10% về doanh thu, lợi nhuận, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, tạo đủ việc làm cho người lao động.
Cụ thể, vận tải hàng hóa được đặt chỉ tiêu tăng 3% - 5%, doanh thu tăng 10% trở lên, đảm bảo kinh doanh có lãi. Vận tải hành khách cũng phấn đấu tăng 3% số hành khách lên tàu, 5% với hành khách.km.
Bên cạnh đó, ngành cũng phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ đạt 70% trở lên; phấn đấu giảm tai nạn giao thông đường sắt 10% ở cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.
Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng công ty sẽ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh tế-kỹ thuật, trọng tâm là xây dựng hệ thống bán vé điện toán; đổi mới công nghệ quản lý điều hành vận tải; ứng dụng công nghệ để quản lý toa xe hàng. Đồng thời, Tổng công ty cũng sẽ ứng dụng tin học trong đặt chỗ bán vé cho hành khách, tạo điều kiện cho hành khách mua vé dễ dàng…
Ngoài ra, Tổng công ty cũng sẽ xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt, để từ nay đến 2020 thu hút ít nhất 10% tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân cho đầu tư xây dựng dưới nhiều hình thức như liên doanh, BOT, BT…
Năm 2011, toàn Tổng công ty Đường sắt đạt giá trị tổng sản lượng 10.452 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2010; đạt tổng doanh thu 10.250,4 tỷ đồng, tăng 14,5% và nộp ngân sách 923 tỷ đồng; vận tải hàng hoá (trừ tấn xếp hàng hoá) và vận tải hành khách đều tăng so với 2010, trong đó vận tải hàng hoá đạt 11,927 triệu người.
Cụ thể, vận tải hàng hóa được đặt chỉ tiêu tăng 3% - 5%, doanh thu tăng 10% trở lên, đảm bảo kinh doanh có lãi. Vận tải hành khách cũng phấn đấu tăng 3% số hành khách lên tàu, 5% với hành khách.km.
Bên cạnh đó, ngành cũng phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ đạt 70% trở lên; phấn đấu giảm tai nạn giao thông đường sắt 10% ở cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.
Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng công ty sẽ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh tế-kỹ thuật, trọng tâm là xây dựng hệ thống bán vé điện toán; đổi mới công nghệ quản lý điều hành vận tải; ứng dụng công nghệ để quản lý toa xe hàng. Đồng thời, Tổng công ty cũng sẽ ứng dụng tin học trong đặt chỗ bán vé cho hành khách, tạo điều kiện cho hành khách mua vé dễ dàng…
Ngoài ra, Tổng công ty cũng sẽ xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt, để từ nay đến 2020 thu hút ít nhất 10% tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân cho đầu tư xây dựng dưới nhiều hình thức như liên doanh, BOT, BT…
Năm 2011, toàn Tổng công ty Đường sắt đạt giá trị tổng sản lượng 10.452 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2010; đạt tổng doanh thu 10.250,4 tỷ đồng, tăng 14,5% và nộp ngân sách 923 tỷ đồng; vận tải hàng hoá (trừ tấn xếp hàng hoá) và vận tải hành khách đều tăng so với 2010, trong đó vận tải hàng hoá đạt 11,927 triệu người.
Nạn phe vé- thực trạng khó tránh
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng khi bàn về tình trạng phe vé, vé chợ đen tại các ga hiện nay.
Thứ trưởng Hùng nhận định, đây là một thực trạng rất khó tránh, nhưng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần phải có những biện pháp cụ thể để hạn chế. Thứ trưởng gợi ý, các nhà ga nên chủ động thay đổi lề lối làm việc, cách bán vé cũng như cần chủ động thông tin với báo chí để khách có nhu cầu biết được mà tránh. Thứ trưởng Hùng cho rằng, trong năm 2012, ngành đường sắt cần tính toán để thu hút nguồn lực đầu tư, đổi mới khoa học công nghệ, đặc biệt trước mắt cần lên kế hoạch để phục vụ tốt việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. |
Sơn Bách (Vietnam+)