Theo trang mạng Noticias của Peru, một trong những loại càphê ngon nhất thế giới được sản xuất tại Indonesia và giá của một tách càphê loại này có giá lên tới hơn 100 USD.
Để có được loại càphê đặc biệt thơm ngon và đắt giá như vậy, người ta phải thực hiện một quy trình chăm bón và chế biến hết sức công phu. Điều đặc biệt đó là những hạt càphê được thải ra qua đường tiêu hóa của một loài động vật có vú tên là Civet (một loài cầy hương).
Một số loài động vật có chế độ ăn uống rất an toàn cho sức khỏe của chúng, tuy nhiên trong quá trình tiêu hóa của chúng, có tới 70% các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài. Civet là một loài động vật như vậy.
Món khoái khẩu của con vật bé nhỏ này là quả càphê, và tất nhiên nó phải lựa chọn những quả chín mọng, thơm ngon mới thưởng thức. Hạt của những quả càphê này không tiêu hóa được và sẽ theo phân thải ra ngoài.
Theo các nhà khoa học, dạ dày của Civet không những không làm tan hạt càphê, mà ngược lại, nó còn giúp làm chuyển hóa chất Ênzim, một chất xúc tác tiêu hóa, và làm giảm bớt nồng độ axít có trong càphê.
Tuy nhiên, giá của loại càphê trên chưa thấm tháp vào đâu nếu so sánh với một loại chè “đặc chủng,” được bón bằng phân của loài gấu trúc.
Giá 50 gam chè loại này có giá không dưới 3.000 USD, và giá một tách chè lên tới 200 USD./.
Để có được loại càphê đặc biệt thơm ngon và đắt giá như vậy, người ta phải thực hiện một quy trình chăm bón và chế biến hết sức công phu. Điều đặc biệt đó là những hạt càphê được thải ra qua đường tiêu hóa của một loài động vật có vú tên là Civet (một loài cầy hương).
Một số loài động vật có chế độ ăn uống rất an toàn cho sức khỏe của chúng, tuy nhiên trong quá trình tiêu hóa của chúng, có tới 70% các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài. Civet là một loài động vật như vậy.
Món khoái khẩu của con vật bé nhỏ này là quả càphê, và tất nhiên nó phải lựa chọn những quả chín mọng, thơm ngon mới thưởng thức. Hạt của những quả càphê này không tiêu hóa được và sẽ theo phân thải ra ngoài.
Theo các nhà khoa học, dạ dày của Civet không những không làm tan hạt càphê, mà ngược lại, nó còn giúp làm chuyển hóa chất Ênzim, một chất xúc tác tiêu hóa, và làm giảm bớt nồng độ axít có trong càphê.
Tuy nhiên, giá của loại càphê trên chưa thấm tháp vào đâu nếu so sánh với một loại chè “đặc chủng,” được bón bằng phân của loài gấu trúc.
Giá 50 gam chè loại này có giá không dưới 3.000 USD, và giá một tách chè lên tới 200 USD./.
Thu Hoạch/Havana (Vietnam+)