Tờ The Washington Post ngày 2/9 đăng tải những tiết lộ mới nhất của cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cho biết khoảng 20% đơn xin việc đáng ngờ gửi tới cơ quan này có "dấu vết" của các tổ chức khủng bố hoặc các nhóm thù địch.
Tờ báo dẫn lời một quan chức cho biết trong một vài năm trở lại đây, CIA đã sàng lọc nhiều hồ sơ xin việc có thông tin không rõ ràng. Điều tra sau đó cho thấy trong số này, cứ 5 hồ sơ có 1 trường hợp "khổ chủ" có dính líu tới các nhóm khủng bố cực đoan. Hamas, Hezbollah và Al-Qaeda là những cái tên được đề cập tới nhiều nhất khi các cơ quan chức năng Mỹ rà soát các hồ sơ xin việc cá nhân vào những vị trí trong ngành tình báo Mỹ.
Thực tế đáng lo ngại này đã buộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) mở cuộc điều tra diện rộng năm 2012 đối với ít nhất 4.000 nhân viên được phép truy cập thông tin mật.
Rà soát hoạt động sử dụng máy tính sau đó đã cho thấy nhiều dấu hiệu đáng nghi trong mạng lưới nội bộ, bao gồm việc một số nhân viên truy cập vào các cơ sở dữ liệu không liên quan trực tiếp tới công việc của họ hoặc tải về những thông tin mật.
Cộng đồng tình báo Mỹ thắt chặt công tác giám sát nội bộ sau vụ bê bối Wikileaks hồi năm 2010 làm phát tán hàng trăm nghìn hồ sơ mật về hoạt động quân sự và ngoại giao của Washington.
Năm 2011, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper xây dựng một chương trình phát hiện gián điệp tự động nhằm giúp phát hiện các điệp viên hai mang và ngăn chặn những vụ rò rỉ tương tự xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, một số trì hoãn và việc áp dụng không đồng nhất giữa các cơ quan đã khiến chương trình trị giá hàng triệu USD này không thực sự hiệu quả, tạo lỗ hổng cho phép Edward Snowden sao chép thành công hàng loạt tài liệu mật của NSA./.
Tờ báo dẫn lời một quan chức cho biết trong một vài năm trở lại đây, CIA đã sàng lọc nhiều hồ sơ xin việc có thông tin không rõ ràng. Điều tra sau đó cho thấy trong số này, cứ 5 hồ sơ có 1 trường hợp "khổ chủ" có dính líu tới các nhóm khủng bố cực đoan. Hamas, Hezbollah và Al-Qaeda là những cái tên được đề cập tới nhiều nhất khi các cơ quan chức năng Mỹ rà soát các hồ sơ xin việc cá nhân vào những vị trí trong ngành tình báo Mỹ.
Thực tế đáng lo ngại này đã buộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) mở cuộc điều tra diện rộng năm 2012 đối với ít nhất 4.000 nhân viên được phép truy cập thông tin mật.
Rà soát hoạt động sử dụng máy tính sau đó đã cho thấy nhiều dấu hiệu đáng nghi trong mạng lưới nội bộ, bao gồm việc một số nhân viên truy cập vào các cơ sở dữ liệu không liên quan trực tiếp tới công việc của họ hoặc tải về những thông tin mật.
Cộng đồng tình báo Mỹ thắt chặt công tác giám sát nội bộ sau vụ bê bối Wikileaks hồi năm 2010 làm phát tán hàng trăm nghìn hồ sơ mật về hoạt động quân sự và ngoại giao của Washington.
Năm 2011, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper xây dựng một chương trình phát hiện gián điệp tự động nhằm giúp phát hiện các điệp viên hai mang và ngăn chặn những vụ rò rỉ tương tự xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, một số trì hoãn và việc áp dụng không đồng nhất giữa các cơ quan đã khiến chương trình trị giá hàng triệu USD này không thực sự hiệu quả, tạo lỗ hổng cho phép Edward Snowden sao chép thành công hàng loạt tài liệu mật của NSA./.
(TTXVN)