Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án “Thích ứng với biếnđổi khí hậu cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn 7 tỉnh vùng venbiển Đồng bằng sông Cửu Long” là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, BạcLiêu, Cà Mau và Kiên Giang với tổng kinh phí 2,08 triệu USD do Chính phủ NhậtBản viện trợ (không hoàn lại).
Dự án, sẽ được triển khai từ nay đến năm 2013, với mục tiêu nghiên cứu, xây dựnggiải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững nông nghiệp vànông thôn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, công tác thủy lợi cótầm quan trọng đặc biệt, nên sẽ tập trung chống ngập úng, giảm thiểu sự xâm thựccủa biển và tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Các tỉnh ven biển và ngập lũ lập phương án chắn sóng gió, triều cường; gia tăngdiện tích rừng ngập nước chống xâm thực, điều hòa khí hậu, bảo vệ sản xuất, cơsở hạ tầng; đảm bảo công tác cứu hộ, chuyển dân đến vùng an toàn, bảo vệ, chămsóc sức khỏe, ổn định đời sống người dân, hạn chế tác hại đến mức thấp do biếnđổi khí hậu gây ra. Giải pháp cấp bách được đặt ra là xây dựng các dự án kiểmsoát mặn ở vùng ven biển Gò Công, Bến Tre, Nam Mang Thít, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứgiác Long Xuyên; chuyển đổi thời vụ thích hợp để tránh thời kỳ thiếu nước ngọtvà xâm nhập mặn; xây dựng củng cố các tuyến đê biển và đê cửa sông để kiểm soátmặn và giảm thất thoát nguồn nước.
Trước đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thờigian tới là 1.965 tỷ đồng. Chương trình trên gồm 3 giai đoạn, các tỉnh đang thựchiện giai đoạn II từ 2011-2015 và sau năm 2015.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, đến cuối năm 2010 đã hoàn thành việc cập nhật cáckịch bản ứng phó, xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, tích hợpvấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, chương trình qui hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội.
Hiện mọi quy hoạch, dự án ở vùng ven biển, cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Longđều tính tới yếu tố ổn định của địa mạo khi nước biển dâng.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã dự báo các công trình hạ tầng bị đe dọa, quađó, hợp lý hóa hệ thống giao thông thủy, bộ gắn với xây dựng các cụm, tuyến dâncư vượt lũ, chú trọng nhân rộng mô hình sống chung với lũ; nghiên cứu, sản xuất,nhân rộng các giống cây con chịu mặn, thân cao; quy hoạch lại hệ thống đê biển,đê sông trước hết tại các tuyến đê xung yếu; cứng hóa và nâng cao chiều cao hệthống này từ 0,5-0,8 mét./.
Dự án, sẽ được triển khai từ nay đến năm 2013, với mục tiêu nghiên cứu, xây dựnggiải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững nông nghiệp vànông thôn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, công tác thủy lợi cótầm quan trọng đặc biệt, nên sẽ tập trung chống ngập úng, giảm thiểu sự xâm thựccủa biển và tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Các tỉnh ven biển và ngập lũ lập phương án chắn sóng gió, triều cường; gia tăngdiện tích rừng ngập nước chống xâm thực, điều hòa khí hậu, bảo vệ sản xuất, cơsở hạ tầng; đảm bảo công tác cứu hộ, chuyển dân đến vùng an toàn, bảo vệ, chămsóc sức khỏe, ổn định đời sống người dân, hạn chế tác hại đến mức thấp do biếnđổi khí hậu gây ra. Giải pháp cấp bách được đặt ra là xây dựng các dự án kiểmsoát mặn ở vùng ven biển Gò Công, Bến Tre, Nam Mang Thít, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứgiác Long Xuyên; chuyển đổi thời vụ thích hợp để tránh thời kỳ thiếu nước ngọtvà xâm nhập mặn; xây dựng củng cố các tuyến đê biển và đê cửa sông để kiểm soátmặn và giảm thất thoát nguồn nước.
Trước đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thờigian tới là 1.965 tỷ đồng. Chương trình trên gồm 3 giai đoạn, các tỉnh đang thựchiện giai đoạn II từ 2011-2015 và sau năm 2015.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, đến cuối năm 2010 đã hoàn thành việc cập nhật cáckịch bản ứng phó, xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, tích hợpvấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, chương trình qui hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội.
Hiện mọi quy hoạch, dự án ở vùng ven biển, cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Longđều tính tới yếu tố ổn định của địa mạo khi nước biển dâng.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã dự báo các công trình hạ tầng bị đe dọa, quađó, hợp lý hóa hệ thống giao thông thủy, bộ gắn với xây dựng các cụm, tuyến dâncư vượt lũ, chú trọng nhân rộng mô hình sống chung với lũ; nghiên cứu, sản xuất,nhân rộng các giống cây con chịu mặn, thân cao; quy hoạch lại hệ thống đê biển,đê sông trước hết tại các tuyến đê xung yếu; cứng hóa và nâng cao chiều cao hệthống này từ 0,5-0,8 mét./.
Thế Đạt (TTXVN)