Sáng 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai-Kon Tum tại địa bàn huyện Đắk Tô.
Dự án do Tập đoàn Tân Mai làm chủ đầu tư với tổng kinh phí đầu tư của nhà máy là gần 1.900 tỷ đồng.
Giai đoạn 1 (từ 2010-2011), nhà máy xây dựng dây chuyền sản xuất có công suất 130.000 tấn bột giấy; giai đoạn 2 (từ 2011-2012) sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất giấy in, giấy viết với công suất 200.000 tấn giấy/năm.
Nhà máy được xây dựng trong khu vực có 27.000ha đất trồng nguyên liệu giấy tại tỉnh Kon Tum do Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các công ty lâm nghiệp tỉnh quản lý. Ngoài ra, Tập đoàn Tân Mai cũng hợp tác với Binh đoàn 16 trồng khoảng gần 12.000ha rừng nguyên liệu ở huyện Easup (Đắk Lắk).
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh việc phát triển nhà máy giấy sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển rừng đầu nguồn, đem lại lợi ích cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống và làm giàu trên rừng.
Chủ đầu tư cần phải chú ý đến việc đào tạo, sử dụng con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển vùng nguyên liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho nhà máy.
Việc xây dựng nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật pháp và Chính phủ về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm đất đai, sông ngòi, khí hậu…/.
Dự án do Tập đoàn Tân Mai làm chủ đầu tư với tổng kinh phí đầu tư của nhà máy là gần 1.900 tỷ đồng.
Giai đoạn 1 (từ 2010-2011), nhà máy xây dựng dây chuyền sản xuất có công suất 130.000 tấn bột giấy; giai đoạn 2 (từ 2011-2012) sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất giấy in, giấy viết với công suất 200.000 tấn giấy/năm.
Nhà máy được xây dựng trong khu vực có 27.000ha đất trồng nguyên liệu giấy tại tỉnh Kon Tum do Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các công ty lâm nghiệp tỉnh quản lý. Ngoài ra, Tập đoàn Tân Mai cũng hợp tác với Binh đoàn 16 trồng khoảng gần 12.000ha rừng nguyên liệu ở huyện Easup (Đắk Lắk).
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh việc phát triển nhà máy giấy sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển rừng đầu nguồn, đem lại lợi ích cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống và làm giàu trên rừng.
Chủ đầu tư cần phải chú ý đến việc đào tạo, sử dụng con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển vùng nguyên liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho nhà máy.
Việc xây dựng nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật pháp và Chính phủ về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm đất đai, sông ngòi, khí hậu…/.
Hoàng Cao Nguyên (Vietnam+)