Hơn 153.000 euro đầu tư giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp tại vùng cát tỉnh Quảng Trị là thông tin được đưa ra tại lễ công bố dự án “Tăng cường khả năng thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở vùng cát tỉnh Quảng Trị.”
Buổi lễ do Đại sứ quán Phần Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung phối hợp tổ chức sáng 31/7.
Dự án do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ, giai đoạn 2 triển khai từ tháng 7/2012-6/2014 tại 3 xã Hải Quế (huyện Hải Lăng), Triệu Vân và Triệu Giang (huyện Triệu Phong), tổng kinh phí là 153.778 euro, do Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung thực hiện.
Dự án sẽ triển khai các hoạt động chính như xác định các sản phẩm để phát triển sản xuất nông nghiệp cho vùng cát; nhân rộng một số mô hình hiệu quả đã triển khai trước đó; nghiên cứu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển thị trường; xây dựng chiến lược để sản xuất vùng cát…
Qua đó, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu chính như nhân rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời xây dựng thêm một số mô hình mới ở vùng cát; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho cộng đồng để hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đối khí hậu, từ đó vận động và lồng ghép biến đổi khí hậu vào chiến lược sản xuất nông nghiệp ở vùng cát.
Giai đoạn 1 của dự án triển khai từ năm 2009-2011, đã tiến hành triển khai 28 hoạt động trong đó có 16 hoạt động hoàn thành kế hoạch, còn lại 12 hoạt động vượt chỉ tiêu đưa ra ban đầu.
Thông qua những nghiên cứu cũng như triển khai các mô hình sản xuất, các lớp tập huấn dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các cán bộ và người dân địa phương trong tỉnh Quảng Trị.
Quảng Trị là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có thời tiết bất thường rất khắc nghiệt.
Dự án sẽ góp phần nâng cao nhận thức, cũng như thay đổi phương thức sản xuất, canh tác nông nghiệp của người dân để lựa chọn các loại cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên; qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở vùng cát, nâng cao thu nhập của người dân, hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu./.
Buổi lễ do Đại sứ quán Phần Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung phối hợp tổ chức sáng 31/7.
Dự án do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ, giai đoạn 2 triển khai từ tháng 7/2012-6/2014 tại 3 xã Hải Quế (huyện Hải Lăng), Triệu Vân và Triệu Giang (huyện Triệu Phong), tổng kinh phí là 153.778 euro, do Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung thực hiện.
Dự án sẽ triển khai các hoạt động chính như xác định các sản phẩm để phát triển sản xuất nông nghiệp cho vùng cát; nhân rộng một số mô hình hiệu quả đã triển khai trước đó; nghiên cứu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển thị trường; xây dựng chiến lược để sản xuất vùng cát…
Qua đó, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu chính như nhân rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời xây dựng thêm một số mô hình mới ở vùng cát; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho cộng đồng để hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đối khí hậu, từ đó vận động và lồng ghép biến đổi khí hậu vào chiến lược sản xuất nông nghiệp ở vùng cát.
Giai đoạn 1 của dự án triển khai từ năm 2009-2011, đã tiến hành triển khai 28 hoạt động trong đó có 16 hoạt động hoàn thành kế hoạch, còn lại 12 hoạt động vượt chỉ tiêu đưa ra ban đầu.
Thông qua những nghiên cứu cũng như triển khai các mô hình sản xuất, các lớp tập huấn dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các cán bộ và người dân địa phương trong tỉnh Quảng Trị.
Quảng Trị là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có thời tiết bất thường rất khắc nghiệt.
Dự án sẽ góp phần nâng cao nhận thức, cũng như thay đổi phương thức sản xuất, canh tác nông nghiệp của người dân để lựa chọn các loại cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên; qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở vùng cát, nâng cao thu nhập của người dân, hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu./.
Thanh Thủy (TTXVN)