15 năm gia nhập WTO: Mở cánh cửa để kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn

Ngày 7/11/2006, Lễ kết nạp Việt Nam vào WTO diễn ra tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ và ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra cánh cửa lớn để hội nhập.
Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy ký Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam - bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hằng năm của nền kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất và đóng gói tất xuất khẩu tại Công ty TNHH Jasan Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc, tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng (2018). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sử dụng vốn vay của Trung Quốc đã chính thức đưa vào khai thác thương mại từ ngày 6/11/2021 sau 10 năm khởi công. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm hoàn thành và đi vào sản xuất từ tháng 10/2013. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Xuất khẩu lô hàng thiết bị trao đổi nhiệt của Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina (Hàn Quốc) sang Saudi Arabia, tại cảng Dung Quất, Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), tháng 9/2012. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Ký kết thỏa thuận tài trợ vốn của Ngân hàng Citibank (Mỹ) cho dự án Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (4/2010). (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Đóng bao gạo tại nhà máy chế biến của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Malaysia, Australia và Trung Quốc. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Lắp ráp xe ôtô du lịch tại nhà máy Ford Việt Nam (Hải Dương) thuộc Công ty TNHH Ford Việt Nam (liên doanh Việt-Mỹ) - một trong những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên có mặt tại Việt Nam và làm ăn có hiệu quả. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển đã xuất hiện đúng lúc và đưa vào sản xuất, sử dụng trong hai năm qua. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Lắp đặt máy đào hầm TBM xuống ga ngầm S9-Kim Mã, của dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nhờ trồng mía nguyên liệu và được Công ty mía đường Sơn Dương bao tiêu sản phẩm, hàng nghìn hộ dân tỉnh Tuyên Quang đã có thêm nguồn thu ổn định để thoát nghèo. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Dây chuyền lắp ráp xe máy tại nhà máy của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại KCN Đồng Văn II (Hà Nam) tạo việc làm ổn định cho gần 1000 lao động. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
  Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH sản xuất ống xả ôtô THACO tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. (Ảnh: TTXVN phát)
  Tàu chở container hang nhập khẩu cập cảng Tân Cảng-Cái Mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN)
Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương, tỉnh Bình Dương chuyên may các sản phẩm áo sơmi, quần jeans, quần âu, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng mạnh trong nhiều năm. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
  Sơ chế quả vải tươi phục vụ xuất khẩu sang Australia và Nhật Bản tại Công ty CP XNK thực phẩm Toàn Cầu, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản thực phẩm Tân Hương (Hải Dương) thu mua, chế biến, xuất khẩu cà rốt sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Nuôi cá tra cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Doosung Tech Viet Nam (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc), Khu công nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất sữa đóng hộp tại Nhà máy Nestlé Hưng Yên của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam thuộc Tập đoàn Nestlé S.A, Thụy Sỹ. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ngày 15/11/2020, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Lễ ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ở Santiago (Chile), ngày 8/3/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Chile Sebastian Pinera Echenique tại lễ ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chile, ngày 11/11/2011, tại Chile. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ngày 30/6/2019, có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2021, mở ra những cơ hội, triển vọng quan trọng trong quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), ngày 29/5/2015, tại Kazakhstan. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), ngày 29/12/2020, tại London. (Ảnh: TTXVN phát)
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty CP thủy sản Minh Phú Hậu Giang ở KCN Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
  Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tiến hành chuyển đổi số, thực hiện 3 đột phá chiến lược, chuyển từ tập trung vào sản xuất sang định hướng thị trường, phụng sự khách hàng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty giày Trường Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Khu Công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Thành phố Hải Phòng tập trung khai thác lợi thế sẵn có để sớm trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của cả nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động XNK. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
  Sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ tại Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh của VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup), Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục