Từ ngày 12-14/7, đại diện của 13 nước cùng các chuyên gia của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhóm họp tại đảo Bali, Indonesia.
Hội nghị nhằm phác thảo kế hoạch toàn cầu nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao về bảo tồn loài hổ diễn ra tại St. Petersburg, Nga, từ ngày 15-18 tháng Chín năm nay.
Đây là những nước có hổ sinh sống trong môi trường tự nhiên, gồm Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia Zulkifli Hasan cho biết trong tổng số 9 loài hổ trên thế giới, hiện chỉ còn 6 loài tồn tại.
Bộ trưởng Hasan cũng nhấn mạnh rằng sự thiếu tuân thủ pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến việc loài hổ Sumatra đang có nguy cơ tuyệt chủng.
WWF là một trong những đơn vị tổ chức hội nghị này. Theo WWF, số lượng hổ hoang dã đã giảm từ 100.000 con xuống còn 3.200 con chỉ trong vòng một thế kỷ qua.
Một chuyên gia về loài hổ của WB cho biết loài động vật này đã trở thành nạn nhân của tình trạng tàn phá rừng, hoặc bị đem bán trên thị trường chợ đen đôi khi không phải để phục vụ nhu cầu về đông y, mà đơn giản chỉ vì sở thích thời thượng.
Vì vậy, tại cuộc họp ở Bali lần này, các đại diện của 13 nước tham gia đóng góp ý kiến, đề ra biện pháp nhằm gây quỹ bảo tồn loài hổ.
Indonesia đã đề nghị các nước trên thế giới hỗ trợ hơn 175 triệu USD nhằm thực hiện kế hoạch đến năm 2020 sẽ nhân đôi số lượng hổ Sumatra từ 400 cá thể hiện nay./.
Hội nghị nhằm phác thảo kế hoạch toàn cầu nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao về bảo tồn loài hổ diễn ra tại St. Petersburg, Nga, từ ngày 15-18 tháng Chín năm nay.
Đây là những nước có hổ sinh sống trong môi trường tự nhiên, gồm Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia Zulkifli Hasan cho biết trong tổng số 9 loài hổ trên thế giới, hiện chỉ còn 6 loài tồn tại.
Bộ trưởng Hasan cũng nhấn mạnh rằng sự thiếu tuân thủ pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến việc loài hổ Sumatra đang có nguy cơ tuyệt chủng.
WWF là một trong những đơn vị tổ chức hội nghị này. Theo WWF, số lượng hổ hoang dã đã giảm từ 100.000 con xuống còn 3.200 con chỉ trong vòng một thế kỷ qua.
Một chuyên gia về loài hổ của WB cho biết loài động vật này đã trở thành nạn nhân của tình trạng tàn phá rừng, hoặc bị đem bán trên thị trường chợ đen đôi khi không phải để phục vụ nhu cầu về đông y, mà đơn giản chỉ vì sở thích thời thượng.
Vì vậy, tại cuộc họp ở Bali lần này, các đại diện của 13 nước tham gia đóng góp ý kiến, đề ra biện pháp nhằm gây quỹ bảo tồn loài hổ.
Indonesia đã đề nghị các nước trên thế giới hỗ trợ hơn 175 triệu USD nhằm thực hiện kế hoạch đến năm 2020 sẽ nhân đôi số lượng hổ Sumatra từ 400 cá thể hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)