Theo Báo cáo về an toàn giao thông đường bộ toàn cầu năm 2013 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 14/3 tại Geneve (Thụy Sĩ), trong giai đoạn 2007-2010, số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới không hề giảm và tại nạn giao thông vẫn đứng thứ tám trong số các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất.
Báo cáo cho biết có 1,24 triệu người trên thế giới chết vì tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2010, tương đương với số liệu năm 2007. WHO khẳng định đây là điều không thể chấp nhận được, tai nạn giao thông vẫn đứng thứ tám trong số các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất, nhưng lại đứng đầu trong số các nguyên nhân gây ra cái chết của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-29.
Chỉ có 28 quốc gia trên thế giới xây dựng được các quy định về an toàn đường bộ như quy định về giới hạn tốc độ, nồng độ cồn trong máu, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, chỗ ngồi an toàn cho trẻ em ....
Từ năm 2007 đến 2010, 88 quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các nước châu Âu) đã giảm được số người chết do tai nạn giao thông, tuy nhiên tại 87 quốc gia khác, số người chết do tai nạn giao thông tiếp tục tăng.
Tại châu Phi, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng rất cao tại một số nước có thu nhập trung bình như Mexico, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Ecuador và Uurguay.
Theo báo cáo, tính đến năm 2010, Việt Nam có trên 33 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó trên 94% là xe máy. Việt Nam được đánh giá là nước đã ban hành đầy đủ các quy định để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tuy nhiên việc thực hiện các quy định trên còn chưa nghiêm.
Năm 2010, tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam đã cướp đi mạng sống của 11.029 người, thiệt hại về kinh tế chiếm khoảng 2,9% GDP./.
Báo cáo cho biết có 1,24 triệu người trên thế giới chết vì tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2010, tương đương với số liệu năm 2007. WHO khẳng định đây là điều không thể chấp nhận được, tai nạn giao thông vẫn đứng thứ tám trong số các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất, nhưng lại đứng đầu trong số các nguyên nhân gây ra cái chết của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-29.
Chỉ có 28 quốc gia trên thế giới xây dựng được các quy định về an toàn đường bộ như quy định về giới hạn tốc độ, nồng độ cồn trong máu, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, chỗ ngồi an toàn cho trẻ em ....
Từ năm 2007 đến 2010, 88 quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các nước châu Âu) đã giảm được số người chết do tai nạn giao thông, tuy nhiên tại 87 quốc gia khác, số người chết do tai nạn giao thông tiếp tục tăng.
Tại châu Phi, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng rất cao tại một số nước có thu nhập trung bình như Mexico, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Ecuador và Uurguay.
Theo báo cáo, tính đến năm 2010, Việt Nam có trên 33 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó trên 94% là xe máy. Việt Nam được đánh giá là nước đã ban hành đầy đủ các quy định để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tuy nhiên việc thực hiện các quy định trên còn chưa nghiêm.
Năm 2010, tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam đã cướp đi mạng sống của 11.029 người, thiệt hại về kinh tế chiếm khoảng 2,9% GDP./.
Hoàng Long/Geneva (Vietnam+)