Theo thông tin mới đây từ tổ chức Centers for Disease Control (CDC) của Mỹ, các yếu tố chẩn đoán sớm, cải thiện quá trình điều trị cùng một nền dân số già đã nâng tổng số những người bị ung thư vẫn còn sống tại nước này lên tới gần 12 triệu người.
Số người "sống sót" cụ thể được thống kê là 11,7 triệu, cao gấp bốn lần con số tương ứng hồi năm 1971 là 3 triệu người.
Giám đốc Thomas Frieden của CDC bày tỏ: "Đó quả là một tin tốt lành. Hiện rất nhiều người bị ung thư song vẫn duy trì được cuộc sống khỏe mạnh trong một thời gian dài với khả năng lao động kiếm tiền. Việc phòng chống ung thư cũng như phát hiện sớm có vai trò rất quan trọng, bởi khi đó những người mắc bệnh sẽ có nhiều hy vọng để nhận được liệu trình điều trị hiệu quả."
Có tới gần 7 triệu người trong số 11,7 triệu người Mỹ bị ung thư đang còn sống đã "sống chung với bệnh" từ năm 2007. Hiện tại những người này đều đã bước qua tuổi 65.
Trong số những người đang bị mắc ung thư tại Mỹ hiện nay, tỷ lệ bị ung thư vú là cao nhất với 27%, sau đó là ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ 19%./.
Số người "sống sót" cụ thể được thống kê là 11,7 triệu, cao gấp bốn lần con số tương ứng hồi năm 1971 là 3 triệu người.
Giám đốc Thomas Frieden của CDC bày tỏ: "Đó quả là một tin tốt lành. Hiện rất nhiều người bị ung thư song vẫn duy trì được cuộc sống khỏe mạnh trong một thời gian dài với khả năng lao động kiếm tiền. Việc phòng chống ung thư cũng như phát hiện sớm có vai trò rất quan trọng, bởi khi đó những người mắc bệnh sẽ có nhiều hy vọng để nhận được liệu trình điều trị hiệu quả."
Có tới gần 7 triệu người trong số 11,7 triệu người Mỹ bị ung thư đang còn sống đã "sống chung với bệnh" từ năm 2007. Hiện tại những người này đều đã bước qua tuổi 65.
Trong số những người đang bị mắc ung thư tại Mỹ hiện nay, tỷ lệ bị ung thư vú là cao nhất với 27%, sau đó là ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ 19%./.
Văn Hưng (Vietnam+)