Gần 400 bức tranh trưng bày tại Triển lãm “Tranh đá quý-quà tặng của thiên nhiên” diễn ra từ ngày 2-2/11 của trẻ em khuyết tật Trung tâm dạy nghề nhân đạo T&T đã khiến đông đảo những người đến chiêm ngưỡng phải trầm trồ, thán phục.
Sẽ là không "ngoa" khi nói tạo hóa đã ban tặng cho các em một nghị lực phi thường khi người "nỡ" lấy đi những phần thân thể nhỏ bé...
Từ ngàn vạn những viên đá quý nhiều màu sắc, bàn tay khéo léo của các em đã “gắp” thành hàng trăm bức tranh đá, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thơm, Giám đốc và cũng là “mẹ” của 65 em nhỏ mồ côi và khuyết tật, trong đó có 45 em được nuôi ăn ở và sinh hoạt miễn phí tại trung tâm.
Triển lãm tranh đá quý của các em nhỏ khuyết tật vừa qua đã gây được nhiều xúc động cho người xem. Xin bà cho biết từ đâu Trung tâm có ý tưởng này?
Bà Phạm Thị Thơm: Trong không khí cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang tưng bừng chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé nào đó. Vì thế khi Thành phố phát động chương trình hành động nhằm hướng tới Đại lễ thì Ban Lãnh đạo trung tâm đã bàn bạc và có ý tưởng sẽ làm 1.000 bức tranh với chủ đề về chân dung Bác Hồ và chủ đề phong cảnh Thủ đô Hà Nội như phố cổ, hồ Gươm...
Lúc đầu, chúng tôi cũng muốn làm những tác phẩm có giá trị nghệ thuật xuyên suốt thời gian lịch sử 1.000 năm. Tuy nhiên, để làm vậy sẽ cần phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức và liệu những bức tranh ấy làm ra có bán được hay không...
Mới khởi động từ năm 2008 đến nay, liệu các em có kịp làm đủ 1000 bức đúng dịp Đại lễ không?
Bà Phạm Thị Thơm: Hiện nay trong kho của trung tâm đã có khoảng 400 bức tranh hoàn thiện, trong đó có gần 200 bức về Bác Hồ. Chắc chắn 1000 bức sẽ được hoàn thiện kịp thời gian để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Người lành lặn hoàn thiện được một bức tranh đá đã là rất kỳ công, với các em khuyết tật hẳn là rất khó và mất nhiều thời gian?
Bà Phạm Thị Thơm: Đúng vậy, với người lành lặn đã khó, huống hồ đây là các em khuyết tật. Vì thế ban đầu, chúng tôi phải dạy các em từ dễ đến khó, cho các em tham gia từ những chi tiết dễ sau mới nâng khó dần lên. Em nào có khả năng làm như thế nào thì chúng tôi đặt vào trong điều kiện đó.
Ví dụ như làm tranh chân dung Bác, có em chỉ chuyên làm cái áo của Bác, có em chuyên làm phần khuy… Làm như thế sẽ có tính chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn.
Làm thế các em cũng có thể tạo thành một chuỗi…
Bà Phạm Thị Thơm: Bởi đặc thù học viên của trung tâm là em thì đầu óc minh mẫn nhưng lại câm điếc, em thì liệt một tay, em hai tay lành lặn nhưng liệt hai chân… Chính vì thế, chúng tôi đã phải tạo cho các em mối liên kết để bổ sung hỗ trợ nhau, để làm sao cứ 3-4 em có thể hợp thành được một người "hoàn thiện".
Làm vậy không những các em có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống mà trong công việc làm tranh đá các em cũng tạo được thành một dây chuyền sản xuất. Các em bổ sung cho nhau để trở thành một con người hoàn thiện. Ngôi nhà T&T của chúng tôi là như vậy.
Và đằng sau “dây chuyền” này là gì thưa bà?
Bà Phạm Thị Thơm: Là cơ hội cho các em khuyết tật ở trung tâm thể hiện khả năng, tâm huyết. Không những thế, mỗi bức tranh còn là khát vọng sống, khát vọng được vươn lên, vượt lên những bất hạnh số phận của chính các em.
Vâng, cảm ơn bà và chúc dự án của trung tâm sớm thành hiện thực!
Sẽ là không "ngoa" khi nói tạo hóa đã ban tặng cho các em một nghị lực phi thường khi người "nỡ" lấy đi những phần thân thể nhỏ bé...
Từ ngàn vạn những viên đá quý nhiều màu sắc, bàn tay khéo léo của các em đã “gắp” thành hàng trăm bức tranh đá, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thơm, Giám đốc và cũng là “mẹ” của 65 em nhỏ mồ côi và khuyết tật, trong đó có 45 em được nuôi ăn ở và sinh hoạt miễn phí tại trung tâm.
Triển lãm tranh đá quý của các em nhỏ khuyết tật vừa qua đã gây được nhiều xúc động cho người xem. Xin bà cho biết từ đâu Trung tâm có ý tưởng này?
Bà Phạm Thị Thơm: Trong không khí cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang tưng bừng chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé nào đó. Vì thế khi Thành phố phát động chương trình hành động nhằm hướng tới Đại lễ thì Ban Lãnh đạo trung tâm đã bàn bạc và có ý tưởng sẽ làm 1.000 bức tranh với chủ đề về chân dung Bác Hồ và chủ đề phong cảnh Thủ đô Hà Nội như phố cổ, hồ Gươm...
Lúc đầu, chúng tôi cũng muốn làm những tác phẩm có giá trị nghệ thuật xuyên suốt thời gian lịch sử 1.000 năm. Tuy nhiên, để làm vậy sẽ cần phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức và liệu những bức tranh ấy làm ra có bán được hay không...
Mới khởi động từ năm 2008 đến nay, liệu các em có kịp làm đủ 1000 bức đúng dịp Đại lễ không?
Bà Phạm Thị Thơm: Hiện nay trong kho của trung tâm đã có khoảng 400 bức tranh hoàn thiện, trong đó có gần 200 bức về Bác Hồ. Chắc chắn 1000 bức sẽ được hoàn thiện kịp thời gian để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Người lành lặn hoàn thiện được một bức tranh đá đã là rất kỳ công, với các em khuyết tật hẳn là rất khó và mất nhiều thời gian?
Bà Phạm Thị Thơm: Đúng vậy, với người lành lặn đã khó, huống hồ đây là các em khuyết tật. Vì thế ban đầu, chúng tôi phải dạy các em từ dễ đến khó, cho các em tham gia từ những chi tiết dễ sau mới nâng khó dần lên. Em nào có khả năng làm như thế nào thì chúng tôi đặt vào trong điều kiện đó.
Ví dụ như làm tranh chân dung Bác, có em chỉ chuyên làm cái áo của Bác, có em chuyên làm phần khuy… Làm như thế sẽ có tính chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn.
Làm thế các em cũng có thể tạo thành một chuỗi…
Bà Phạm Thị Thơm: Bởi đặc thù học viên của trung tâm là em thì đầu óc minh mẫn nhưng lại câm điếc, em thì liệt một tay, em hai tay lành lặn nhưng liệt hai chân… Chính vì thế, chúng tôi đã phải tạo cho các em mối liên kết để bổ sung hỗ trợ nhau, để làm sao cứ 3-4 em có thể hợp thành được một người "hoàn thiện".
Làm vậy không những các em có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống mà trong công việc làm tranh đá các em cũng tạo được thành một dây chuyền sản xuất. Các em bổ sung cho nhau để trở thành một con người hoàn thiện. Ngôi nhà T&T của chúng tôi là như vậy.
Và đằng sau “dây chuyền” này là gì thưa bà?
Bà Phạm Thị Thơm: Là cơ hội cho các em khuyết tật ở trung tâm thể hiện khả năng, tâm huyết. Không những thế, mỗi bức tranh còn là khát vọng sống, khát vọng được vươn lên, vượt lên những bất hạnh số phận của chính các em.
Vâng, cảm ơn bà và chúc dự án của trung tâm sớm thành hiện thực!
Mai Anh (Vietnam+)