Ngày 11/9, 100 phần tử nổi loạn ở miền Nam Thái Lan do Wae-ali Copter Waji, biệt danh Jeh Ali, dẫn đầu đã có cuộc tiếp xúc với Chỉ huy Quân đội vùng 4 tại Narathiwat để tuyên bố ngừng kháng chiến chống chính quyền.
Jeh Ali, thuộc tổ chức Những chiến binh Patani (RKK), từng bị truy nã gắt gao vì tội tổ chức tấn công một trại lính và cướp đi nhiều vũ khí năm 2004. Y đã viết thư gửi Tư lệnh Quân đội vùng 4 Udomchai Thammasarorat xin đầu hàng và bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột để khôi phục hòa bình tại khu vực này.
Theo Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha, cuộc gặp này là một bước tiến lớn, cho thấy kết quả của nỗ lực từ cả quân đội và lực lượng ly khai. Mặc dù chưa rõ liệu các phần tử phiến loạn có thực sự đầu hàng hay không, song đây được coi là một thành công.
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thúc đẩy hòa bình tại các tỉnh cực Nam Thái Lan Aziz Benhawan cũng cho rằng cuộc gặp là một dấu hiệu tích cực đối với cuộc khủng hoảng tại miền Nam Thái Lan.
Trước đó, ngày 31/7, Chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 391 triệu baht, tương đương 12,4 triệu USD, nhằm trợ cấp, cung ứng hậu cần cho các binh sỹ đóng ở vùng cực Nam. Đồng thời, một Trung tâm tác chiến đặc biệt nhằm điều phối những nỗ lực mang lại hòa bình cho vùng cực Nam Thái Lan cũng đã được thành lập.
Theo thống kê, hơn 5.000 người đã thiệt mạng và hơn 8.400 người bị thương kể từ năm 2004 trong hơn 10.000 vụ tấn công bạo lực của những phần tử ly khai ở vùng cực Nam Thái Lan. Ước tính có khoảng 8.000-10.000 phần tử ly khai ở khu vực này./.
Jeh Ali, thuộc tổ chức Những chiến binh Patani (RKK), từng bị truy nã gắt gao vì tội tổ chức tấn công một trại lính và cướp đi nhiều vũ khí năm 2004. Y đã viết thư gửi Tư lệnh Quân đội vùng 4 Udomchai Thammasarorat xin đầu hàng và bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột để khôi phục hòa bình tại khu vực này.
Theo Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha, cuộc gặp này là một bước tiến lớn, cho thấy kết quả của nỗ lực từ cả quân đội và lực lượng ly khai. Mặc dù chưa rõ liệu các phần tử phiến loạn có thực sự đầu hàng hay không, song đây được coi là một thành công.
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thúc đẩy hòa bình tại các tỉnh cực Nam Thái Lan Aziz Benhawan cũng cho rằng cuộc gặp là một dấu hiệu tích cực đối với cuộc khủng hoảng tại miền Nam Thái Lan.
Trước đó, ngày 31/7, Chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 391 triệu baht, tương đương 12,4 triệu USD, nhằm trợ cấp, cung ứng hậu cần cho các binh sỹ đóng ở vùng cực Nam. Đồng thời, một Trung tâm tác chiến đặc biệt nhằm điều phối những nỗ lực mang lại hòa bình cho vùng cực Nam Thái Lan cũng đã được thành lập.
Theo thống kê, hơn 5.000 người đã thiệt mạng và hơn 8.400 người bị thương kể từ năm 2004 trong hơn 10.000 vụ tấn công bạo lực của những phần tử ly khai ở vùng cực Nam Thái Lan. Ước tính có khoảng 8.000-10.000 phần tử ly khai ở khu vực này./.
(Vietnam+)