Từng được mệnh danh là con tàu “không thể chìm”, song 100 năm trước, tàu Titanic đã chìm sâu xuống đáy Đại Tây Dương sau khi va chạm với tảng băng trôi.
Giờ đây, một thế kỉ sau ngày thảm họa kinh hoàng trên xảy ra, hình ảnh con tàu huyền thoại này vẫn sống mãi, và đang tràn ngập trên các rạp chiếu phim, hiệu sách hay màn ảnh nhỏ.
Vào ngày 15/4 tới, thế giới sẽ kỉ niệm đúng 100 năm ngày tàu Titanic gặp nạn, và bộ phim kinh điển mang tên con tàu này vừa được đạo diễn James Cameron giới thiệu lại với khán giả dưới định dạng 3D. Cùng lúc đó, một chương trình truyền hình về Titanic đã được bán bản quyền tới 86 quốc gia, trong khi hàng loạt đầu sách liên quan tới con tàu này đều được bán khá chạy.
Julian Fellowes, nhà biên kịch từng đoạt giải Oscar đang tham gia vào chương trình truyền hình của Anh về con tàu Titanic chia sẻ: “Có một điều gì đó cuốn hút mãnh liệt về các thảm họa mà con người ta không đáng phải chịu.”
Lý giải về sự chào đón của khán giả dành cho đề tài về con tàu định mệnh, Fellowes nói: “Khi ấy, tàu Titanic là một cái gì đó đầy hứa hẹn. Đó là một thế giới ở tầm cao hơn của đế chế Anh trước cuộc Thế chiến thứ nhất, với các quý ông để ria và các quý bà lộng lẫy trong đồ trang sức kim cương. Mọi thứ đều có vẻ thật vững vàng – để rồi hóa ra sự thật không được như vậy.”
Fellowes cho biết rằng ông luôn bị hấp dẫn bởi câu truyện về con tàu huyền thoại Titanic, và con sốt xuất bản sách nhân dịp kỉ niệm 100 năm thảm họa chứng tỏ rằng ông không hề đơn độc.
Một nhân viên cửa hàng sách Hatchard, London nhận xét rằng như “đang có một sự thôi miên với độc giả vậy” khi rất nhiều cuốn sách bán chạy tại đều có liên quan tới Titanic.
Với những ai muốn tưởng tượng xem ở khoang hạng sang sẽ có cảm giác như thế nào, họ nên đọc cuốn “Titanic: A Passenger’s Guide” (Titanic: Cẩm nang cho hành khách) của John Blake.
Trong cuốn cẩm nang này, độc giả có thể khám phá mọi thứ trên tàu, từ những đồ trang trí độc nhất vô nhị, những bồn tắm hạng sang phong cách Thổ, sân chơi bóng quần hay phòng tập thể thao với những con ngựa, lạc đà điện tử. Cuốn sách còn nhiều chi tiết về cả bể bơi dành cho đàn ông và phụ nữ được mở cửa vào giờ khác nhau như thế nào, lẫn giá cả vé khoang hạng nhất nếu mua vào ngày nay sẽ có giá bao nhiêu (64.000 bảng Anh, tương đương 102.000 USD)
Các kĩ sư làm nên con tàu đã nghĩ tới mọi thứ để làm hành khách cảm thấy hạnh phúc, song họ bỏ quên đi một thứ đáng ra là quan trọng nhất.
[Xác con tàu "xấu số" Titanic được UNESCO bảo vệ]
Hãng White Star Line, chịu trách nhiệm đóng tàu, ban đầu đã đưa 64 thuyền cứu sinh đủ sức chứa 2200 người lên tàu, song chủ tịch của hãng là Bruce Ismay đã giảm con số này xuống chỉ còn 16 cộng thêm 4 con thuyền hơi, để dành thêm chỗ cho các trò giải trí.
Trong cuốn sách “How to Survive The Titanic, or The Sinking of J. Bruce Ismay" (Làm thế nào để sống sót thảm họa Titanic hay Sự chìm nghỉm của J. Bruce Ismay), Frances Wilson cho biết rằng 16 thuyền cứu sinh là nhiều hơn cả pháp luật quy định.
Nhưng Ismay, người đã lên con tàu thoát hiểm số 14 và trở về bến an toàn, bị coi là kẻ chịu trách nhiệm chính cho thảm họa trên.
Tờ Frankfurter Zeitung từng thay mặt công chúng đưa ra lời tuyên bố rằng chừng nào Ismay còn sống, ông “sẽ phải chịu dấu ấn của Cain (một nhân vật trong Kinh Thánh) trên trán, dấu ấn chứa đựng nỗi hổ thẹn, ô nhục của loài người.”
Khi tàu Titanic bị chìm, con số 20 thuyền cứu sinh đáng lẽ ra có thể chứa được 1100 hành khách. Tuy nhiên do sợ rằng quá nhiều người thì thuyền sẽ bị lật, nên số người lên thuyền đã bị hạn chế và cuối cùng chỉ có 705 người được cứu sống.
Câu chuyện này được kể lại trên màn ảnh qua trí tưởng tượng của đạo diễn James Cameron, với sự tham gia diễn xuất của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet năm 1997. Tác phẩm này đã đạt thành công rực rỡ khi từng là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại (hơn 1,8 tỷ USD tính tới nay), đoạt 11 giải Oscar trong đó có phim hay nhất và vừa được quay trở lại rạp để cuốn hút một thế hệ người xem mới, trong định dạng phim 3D.
Tuy nhiên nếu như trong phim, các hành khách thuộc tầng lớp lao động đã phải hi sinh mạng sống của mình cho những người giàu có hơn thì sự thật đôi khi còn xúc động hơn thế. Trong cuốn sách mới nhất của mình, nhà sử học Richard Davenport-Hines đã đưa ra sự thật đầy cảm động. Cuốn “Titanic Lives” (Những mảnh đời Titanic) kể lại việc tỷ phú Benjamin Guggenheim đã nhường chỗ của mình trên thuyền cứu sinh cho một phụ nữ, và bà sau này đã đến dự đám tang Benjamin trong bộ áo ngủ của ông.
Các bức ảnh cũng là một cách để người ta hiểu về cuộc sống trên tàu, và cuốn “Titanic in Photographs” (Titanic qua ảnh) do Frank Browne chụp là một tư liệu hấp dẫn cho những ai quan tâm.
Khi ấy còn là một thợ ảnh nghiệp dư, Browne đã chụp con tàu và các hành khách trước khi may mắn (hoặc có linh cảm tốt) rời tàu xuống Ireland cùng họ hàng mình. Chuyện này diễn ra chỉ vài ngày trước khi con tàu Titanic vĩ đại va phải tảng băng trôi và chìm sâu xuống đáy đại dương./.
Giờ đây, một thế kỉ sau ngày thảm họa kinh hoàng trên xảy ra, hình ảnh con tàu huyền thoại này vẫn sống mãi, và đang tràn ngập trên các rạp chiếu phim, hiệu sách hay màn ảnh nhỏ.
Vào ngày 15/4 tới, thế giới sẽ kỉ niệm đúng 100 năm ngày tàu Titanic gặp nạn, và bộ phim kinh điển mang tên con tàu này vừa được đạo diễn James Cameron giới thiệu lại với khán giả dưới định dạng 3D. Cùng lúc đó, một chương trình truyền hình về Titanic đã được bán bản quyền tới 86 quốc gia, trong khi hàng loạt đầu sách liên quan tới con tàu này đều được bán khá chạy.
Julian Fellowes, nhà biên kịch từng đoạt giải Oscar đang tham gia vào chương trình truyền hình của Anh về con tàu Titanic chia sẻ: “Có một điều gì đó cuốn hút mãnh liệt về các thảm họa mà con người ta không đáng phải chịu.”
Lý giải về sự chào đón của khán giả dành cho đề tài về con tàu định mệnh, Fellowes nói: “Khi ấy, tàu Titanic là một cái gì đó đầy hứa hẹn. Đó là một thế giới ở tầm cao hơn của đế chế Anh trước cuộc Thế chiến thứ nhất, với các quý ông để ria và các quý bà lộng lẫy trong đồ trang sức kim cương. Mọi thứ đều có vẻ thật vững vàng – để rồi hóa ra sự thật không được như vậy.”
Fellowes cho biết rằng ông luôn bị hấp dẫn bởi câu truyện về con tàu huyền thoại Titanic, và con sốt xuất bản sách nhân dịp kỉ niệm 100 năm thảm họa chứng tỏ rằng ông không hề đơn độc.
Một nhân viên cửa hàng sách Hatchard, London nhận xét rằng như “đang có một sự thôi miên với độc giả vậy” khi rất nhiều cuốn sách bán chạy tại đều có liên quan tới Titanic.
Với những ai muốn tưởng tượng xem ở khoang hạng sang sẽ có cảm giác như thế nào, họ nên đọc cuốn “Titanic: A Passenger’s Guide” (Titanic: Cẩm nang cho hành khách) của John Blake.
Trong cuốn cẩm nang này, độc giả có thể khám phá mọi thứ trên tàu, từ những đồ trang trí độc nhất vô nhị, những bồn tắm hạng sang phong cách Thổ, sân chơi bóng quần hay phòng tập thể thao với những con ngựa, lạc đà điện tử. Cuốn sách còn nhiều chi tiết về cả bể bơi dành cho đàn ông và phụ nữ được mở cửa vào giờ khác nhau như thế nào, lẫn giá cả vé khoang hạng nhất nếu mua vào ngày nay sẽ có giá bao nhiêu (64.000 bảng Anh, tương đương 102.000 USD)
Các kĩ sư làm nên con tàu đã nghĩ tới mọi thứ để làm hành khách cảm thấy hạnh phúc, song họ bỏ quên đi một thứ đáng ra là quan trọng nhất.
[Xác con tàu "xấu số" Titanic được UNESCO bảo vệ]
Hãng White Star Line, chịu trách nhiệm đóng tàu, ban đầu đã đưa 64 thuyền cứu sinh đủ sức chứa 2200 người lên tàu, song chủ tịch của hãng là Bruce Ismay đã giảm con số này xuống chỉ còn 16 cộng thêm 4 con thuyền hơi, để dành thêm chỗ cho các trò giải trí.
Trong cuốn sách “How to Survive The Titanic, or The Sinking of J. Bruce Ismay" (Làm thế nào để sống sót thảm họa Titanic hay Sự chìm nghỉm của J. Bruce Ismay), Frances Wilson cho biết rằng 16 thuyền cứu sinh là nhiều hơn cả pháp luật quy định.
Nhưng Ismay, người đã lên con tàu thoát hiểm số 14 và trở về bến an toàn, bị coi là kẻ chịu trách nhiệm chính cho thảm họa trên.
Tờ Frankfurter Zeitung từng thay mặt công chúng đưa ra lời tuyên bố rằng chừng nào Ismay còn sống, ông “sẽ phải chịu dấu ấn của Cain (một nhân vật trong Kinh Thánh) trên trán, dấu ấn chứa đựng nỗi hổ thẹn, ô nhục của loài người.”
Khi tàu Titanic bị chìm, con số 20 thuyền cứu sinh đáng lẽ ra có thể chứa được 1100 hành khách. Tuy nhiên do sợ rằng quá nhiều người thì thuyền sẽ bị lật, nên số người lên thuyền đã bị hạn chế và cuối cùng chỉ có 705 người được cứu sống.
Câu chuyện này được kể lại trên màn ảnh qua trí tưởng tượng của đạo diễn James Cameron, với sự tham gia diễn xuất của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet năm 1997. Tác phẩm này đã đạt thành công rực rỡ khi từng là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại (hơn 1,8 tỷ USD tính tới nay), đoạt 11 giải Oscar trong đó có phim hay nhất và vừa được quay trở lại rạp để cuốn hút một thế hệ người xem mới, trong định dạng phim 3D.
Tuy nhiên nếu như trong phim, các hành khách thuộc tầng lớp lao động đã phải hi sinh mạng sống của mình cho những người giàu có hơn thì sự thật đôi khi còn xúc động hơn thế. Trong cuốn sách mới nhất của mình, nhà sử học Richard Davenport-Hines đã đưa ra sự thật đầy cảm động. Cuốn “Titanic Lives” (Những mảnh đời Titanic) kể lại việc tỷ phú Benjamin Guggenheim đã nhường chỗ của mình trên thuyền cứu sinh cho một phụ nữ, và bà sau này đã đến dự đám tang Benjamin trong bộ áo ngủ của ông.
Các bức ảnh cũng là một cách để người ta hiểu về cuộc sống trên tàu, và cuốn “Titanic in Photographs” (Titanic qua ảnh) do Frank Browne chụp là một tư liệu hấp dẫn cho những ai quan tâm.
Khi ấy còn là một thợ ảnh nghiệp dư, Browne đã chụp con tàu và các hành khách trước khi may mắn (hoặc có linh cảm tốt) rời tàu xuống Ireland cùng họ hàng mình. Chuyện này diễn ra chỉ vài ngày trước khi con tàu Titanic vĩ đại va phải tảng băng trôi và chìm sâu xuống đáy đại dương./.
L.Q (Vietnam+)