Hôm nay 9/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Lãnh đạo và nhân viên của Nhà hát Lớn Hà Nội tổ chức kỷ niệm 100 năm và đón nhận bằng Di tích kiến trúc và lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia.
Chương trình kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội với các tiết mục nghệ thuật mang đậm dấu ấn Hà Nội, sẽ âm vang trong lòng người tham dự những ca khúc hay nhất về Hà Nội, Nghệ sĩ ưu tú Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao đổi cùng phóng viên Vietnam+ sau khi ông có mặt thẩm định phần biểu diễn nghệ thuật trong chương trình Lễ kỷ niệm một thế kỷ Nhà hát Lớn, đã góp phần cho "dáng vóc của của Thủ đô" này.
Chương trình kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội với các tiết mục nghệ thuật mang đậm dấu ấn Hà Nội, sẽ âm vang trong lòng người tham dự những ca khúc hay nhất về Hà Nội, Nghệ sĩ ưu tú Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao đổi cùng phóng viên Vietnam+ sau khi ông có mặt thẩm định phần biểu diễn nghệ thuật trong chương trình Lễ kỷ niệm một thế kỷ Nhà hát Lớn, đã góp phần cho "dáng vóc của của Thủ đô" này.
Nhà hát Lớn-một thế kỷ tự hào Năm 2011, Nhà hát lớn Hà Nội tròn 100 năm tuổi. Trải qua một thế kỷ với biết bao thăng trầm của nước nhà, công trình vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Hà Nội hơn một nghìn năm tuổi. Đây là một công trình kiến trúc, Trung tâm Văn hóa tầm vóc của Thủ đô Hà Nội, xứng đáng là một giá trị trường tồn của dân tộc ta. Việc tổ chức lễ kỷ niệm từng được dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 11/2011 nhưng sau đó chương trình kỷ niệm đã được lùi lại trong những ngày tháng 12 giàu ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội đã được tôn vinh là thành phố vì hòa bình. Những ngày tháng 12 năm nào "chìm trong khói bom" và những ngày tháng 12 biết bao năm Hà Nội "Vinh quang và duyên dáng." Từ khi hoàn thành năm 1911, Nhà hát Lớn Hà Nội như một chứng nhân lịch sử đặc biệt, chứng kiến những sự kiện lịch sử và văn hóa diễn ra tại Hà Nội suốt 100 năm qua, in sâu vào Thủ đô một cái bóng cổ kính. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo dựa trên kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhto với kiểu lâu đài Tuylory và Nhà hát Opera de Paris. Kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội là dịp khẳng định niềm tự hào, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung trong việc coi trọng, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị công trình văn hóa, kiến trúc, đặc biệt trong quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới. Lễ kỷ niệm 100 năm Nhà hát lớn Hà Nội được truyền hình trực tiếp vào 9h00 ngày 9/12 trên VTV1. Theo ông Hoàng Xuân Nam- Giám đốc Nhà hát Lớn, kể từ khi tôn tạo đến nay, Nhà hát càng trở nên sang trọng, đẹp đẽ và rất cổ điển. “Tôi đã từng được tham quan Ópera de Paris. Nếu so sánh giữa Nhà hát của Paris và Việt Nam thì thấy rõ nhà hát Ópera de Paris là công trình to hơn Nhà hát lớn của chúng ta về quy mô. Nhưng Nhà hát Lớn của Hà Nội có điểm khác là sân khấu nâng lên, hạ xuống rất hiện đại”. Nhà hát Lớn trở thành địa chỉ văn hóa tham quan du lịch của Hà Nội. Mỗi mùa cưới, nơi đây trở thành địa điểm đẹp nhất để các đôi uyên ương chụp ảnh để lưu giữ suốt đời những ngày tình yêu thăng hoa nhất. Dù mốt chụp ảnh cưới có rộng mở bối cảnh đến đâu thì những tấm hình tân lang-tân nương trước thềm Nhà hát Lớn vẫn có vẻ thanh lịch, sang trọng, đường hoàng mà khó có nơi nào sánh được. Tròn 100 tuổi, Nhà hát Lớn luôn xứng đáng là niềm tự hào của người dân Hà Nội. Là điểm đến thăm quan với khách trong nước và quốc tế khi đến với thủ đô nước Việt Nam. Nhà hát Lớn là chứng nhân cho những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhà hát Lớn trong lòng nghệ sĩ Việt! Nhà hát Lớn chính là chứng nhân chứng kiến sự ra đời nền kịch nói Việt Nam, với vở kịch “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long. Từ chỗ là chứng nhân văn nghệ, đến chiều 17/8/1945, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trở thành chứng nhân của lịch sử cách mạng, chứng kiến lá cờ đỏ Sao Vàng tung bay và bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao vang lên qua tiếng đàn Acmonium của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu trong lễ mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh. Nghệ sĩ Lê Mai chia sẻ cùng phóng viên Vietnam+: “Trong cuộc đời làm diễn viên sân khấu của mình tôi thích nhất là biểu diễn ở Nhà hát Lớn. Đó không phải là một nhà hát theo nghĩa địa điểm biểu diễn thông thường, sự sang trọng của Nhà hát Lớn khiến cho người nghệ sĩ chúng tôi có được niềm hãnh diện và tự hào khi được đứng trên sân khấu để luôn nỗ lực diễn xuất tốt nhất.” Bà Lê Mai cho biết: “Tôi không thể quên được vai diễn năm 25 tuổi đã thể hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn. Đó là vai học trò của Nguyễn Trãi trong vở “Lam Sơn tụ nghĩa”. Trong vai diễn này tôi là người yêu của Lê Thạch. Có ai hỏi tôi rằng nếu thù lao biểu diễn ở Nhà hát Lớn thấp hơn so với diễn ở sân khấu khác, tôi có băn khoăn gì? Thì tôi có thể trả lời không cần phân vân rằng: Tôi vẫn chọn Nhà hát Lớn Hà Nội. ” Khi còn là diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam, NSƯT Đào Bá Sơn đã từng vào nhiều vai diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn (trước khi ông “Nam tiến” và chuyển sang lĩnh vực Điện ảnh) đã tâm sự, Hà Nội là thành phố quê hương yêu dấu của ông, là nơi mọi nỗi nhớ luôn ùa về khi ông sống ở thành phố mang tên Bác. Và một trong những tâm điểm của nỗi nhớ đó là Nhà hát Lớn. "Nơi đây đã góp phần hun đúc tình yêu nghệ thuật trong tôi!" - đạo diễn của phim "Long Thành cầm giả ca"-Cánh diều vàng 2010, tâm sự. Khi được hỏi, nghệ sĩ Ngô Hoàng Linh, một cây violon hàng đầu của Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chia sẻ: "Tôi đã từng trình diễn ở nhiều nơi, cả ở các nhà hát lớn và đẹp trên thế giới nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn cho tôi một cảm giác không nơi đâu có được. Đó là sự sang trọng, lịch lãm mà gần gũi, thân thương.” Trả lời phóng viên Vietnam+ về đánh giá tổng duyệt chương trình, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên nhận xét: “Chương trình kỷ niệm buổi sáng và Gala nghệ thuật buổi tối ở Nhà hát Lớn rất có chất lượng. Đặc biệt là những tiết mục gợi về một Hà Nội xưa hào hoa, lãng mạn. Tôi rất ấn tượng với các tiết mục múa vì dàn dựng công phu và mang tính nghệ thuật cao. Chúng tôi đã quyết định cho bổ sung vào ngày cuối trước khi buổi lễ diễn ra một tiết mục ballet để chương trình thêm hoàn hảo, đủ để gợi sáng về nơi tôn vinh nghệ thuật hàn lâm.” NSND Trần Bình, Tổng đạo diễn chương trình biểu diễn nghệ thuật dịp kỷ niệm đặc biệt này đã chia sẻ với phóng viên trong lúc anh đang chỉ đạo chạy chương trình: “Chương trình sẽ gây ấn tượng cho người tham dự cũng như người xem truyền hình trực tiếp bằng những xúc cảm tự hào về Hà Nội, về tình yêu Hà Nội trong mỗi nghệ sĩ chúng tôi.”/. Xem chùm ảnh về Nhà hát Lớn Hà Nội tại đây.
Ngày 19/8/1945, tổng khởi nghĩa thắng lợi bắt đầu từ khối người tuần hành ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà hát đã trở thành nơi hội họp của Chính phủ, quân đội, văn nghệ sĩ... Sau 9 năm kháng chiến, ngay từ cuối tháng 10/1945, Nhà hát lại tiếp tục là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử và văn hóa cách mạng diễn ra. Những năm sau ngày thống nhất, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn tiếp tục là nơi chào đón những chương trình âm nhạc đặc biệt; nơi tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị, lễ kỷ niệm mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, trong đó có buổi đón tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân… |
Nguyễn Anh (Vietnam+)