Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ
Cuối tháng 9, Bộ Tài nguyên môi trường ban hành Thông tư 33/2017 đề cập việc sửa đổi bổ sung một số quy định về Luật đất đai, trong đó quy định từ ngày 5/12 “ghi tên tất cả thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất vào sổ đỏ,” thay vì chỉ ghi một người đại diện như hiện hành.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về đất đai, việc ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ sẽ làm khó khăn trong việc xác định chủ của tài sản và chắc chắn sẽ gây ra tranh chấp...
Trước những ý kiến trái chiều, ngày 4/12, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Thông tư số 53/2017/TT-BTNMT quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào sổ đỏ.
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ sáng 27/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cũng thừa nhận, Thông tư 33/2017 có lỗi diễn đạt gây khó hiểu cho người dân. Câu chữ trong thông tư mang tính kỹ thuật, người trong ngành đọc sẽ hiểu nhanh, song người dân thì khó hiểu, Bộ sẽ rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về đất đai, việc ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ sẽ làm khó khăn trong việc xác định chủ của tài sản và chắc chắn sẽ gây ra tranh chấp...
Trước những ý kiến trái chiều, ngày 4/12, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Thông tư số 53/2017/TT-BTNMT quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào sổ đỏ.
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ sáng 27/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cũng thừa nhận, Thông tư 33/2017 có lỗi diễn đạt gây khó hiểu cho người dân. Câu chữ trong thông tư mang tính kỹ thuật, người trong ngành đọc sẽ hiểu nhanh, song người dân thì khó hiểu, Bộ sẽ rút kinh nghiệm.
Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ. (Nguồn ảnh: TTXVN)
[Chính thức ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ]
Đề nghị dừng nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận
Trong tháng 7/2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 đề xuất nhận chìm khoảng 1 triệu m3 bùn, cát xuống vùng biển Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận). Trước dư luận trái chiều, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định tạm dừng việc nhận chìm bùn, cát xuống vùng biển nơi đây.
“Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên đương nhiên là bảo vệ môi trường, không thể đánh đổi môi trường. Nhưng vấn đề môi trường phải hài hoà với phát triển. Để đảm bảo những điều này đều phải dựa trên quy định của pháp luật, các cơ sở khoa học xác đáng,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên Môi trường cũng cho biết, tại cuộc họp với các bộ ngành liên quan diễn ra vào giữa tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thống nhất phương án sử dụng vật chất nạo vét của Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 để san lấp mặt bằng theo quy hoạch của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.
[Vụ nhận chìm bùn thải ở Bình Thuận: Cách chức ông Hà Quốc Quân]
“Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên đương nhiên là bảo vệ môi trường, không thể đánh đổi môi trường. Nhưng vấn đề môi trường phải hài hoà với phát triển. Để đảm bảo những điều này đều phải dựa trên quy định của pháp luật, các cơ sở khoa học xác đáng,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên Môi trường cũng cho biết, tại cuộc họp với các bộ ngành liên quan diễn ra vào giữa tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thống nhất phương án sử dụng vật chất nạo vét của Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 để san lấp mặt bằng theo quy hoạch của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
[Vụ nhận chìm bùn thải ở Bình Thuận: Cách chức ông Hà Quốc Quân]
Bộ Tài nguyên hủy giao lưu đánh golf kỷ niệm 15 năm thành lập
Sáng 5/8, mạng xã hội “loan tin” trong ngày, tại sân golf Legend Hill (Sóc Sơn, Hà Nội) sẽ diễn ra giải golf kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự tham gia của các nguyên lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm, văn phòng Bộ, lãnh đạo Tổng cục của Bộ này.
Thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giải golf kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đúng lúc tình hình mưa lũ đang xảy ra trên diện rộng, ngay lập tức đã khiến cộng đồng mạng “ném đá,” chỉ trích.
Tuy nhiên, trưa cùng ngày, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, việc tổ chức giao lưu golf là do Hội cán bộ hưu trí của Bộ đề xuất nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Lãnh đạo Bộ cũng đã có ý kiến không tổ chức, kể cả lễ kỷ niệm cũng chỉ gặp mặt các cán bộ ở một số thời kỳ trong phạm vi hẹp để tri ân.
[Bộ TN-MT hoãn giao lưu đánh golf kỷ niệm 15 năm thành lập]
Thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giải golf kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đúng lúc tình hình mưa lũ đang xảy ra trên diện rộng, ngay lập tức đã khiến cộng đồng mạng “ném đá,” chỉ trích.
Tuy nhiên, trưa cùng ngày, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, việc tổ chức giao lưu golf là do Hội cán bộ hưu trí của Bộ đề xuất nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Lãnh đạo Bộ cũng đã có ý kiến không tổ chức, kể cả lễ kỷ niệm cũng chỉ gặp mặt các cán bộ ở một số thời kỳ trong phạm vi hẹp để tri ân.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (Nguồn: iStock)
[Bộ TN-MT hoãn giao lưu đánh golf kỷ niệm 15 năm thành lập]
Sửa đổi Luật bảo vệ môi trường do chưa sát thực tế
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường do một số quy định chồng chéo, chưa sát thực tế.
Luật Bảo vệ môi trường hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số quy định trong pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa sát thực tế, dẫn đến chậm đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn.
[Đề nghị sửa đổi Luật bảo vệ môi trường do quy định chưa sát thực tế]
Luật Bảo vệ môi trường hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số quy định trong pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa sát thực tế, dẫn đến chậm đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Đề nghị sửa đổi Luật bảo vệ môi trường do quy định chưa sát thực tế]
Cách chức một Cục trưởng Bộ Tài nguyên sau sự cố Formosa
Ngày 20/6, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường phát đi thông báo cho biết, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố các quyết định kỷ luật đảng đối với tổ chức, cá nhân liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sau sự cố Formosa, Ban cán sự đảng Bộ đã chỉ đạo tổ chức nghiêm túc kiểm điểm.
Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức cách chức đối với ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường và điều động ông Lương Duy Hanh sang đơn vị khác làm việc.
Trước đó, thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về thi hành kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính đối với đảng viên, công chức, Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Môi trường nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Mai Thanh Dung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
[Cách chức một Cục trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường sau sự cố Formosa]
Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức cách chức đối với ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường và điều động ông Lương Duy Hanh sang đơn vị khác làm việc.
Trước đó, thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về thi hành kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính đối với đảng viên, công chức, Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Môi trường nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Mai Thanh Dung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Ông Lương Duy Hanh mặc áo vest đen. (Ảnh: Thắng Quang)
[Cách chức một Cục trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường sau sự cố Formosa]
Sửa đổi Luật Đất đai 2013 do bất cập trong quản lý
Sau hơn 3 năm thi hành Luật Đất đai 2013, Luật đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua tổng hợp đánh giá thi hành luật của các tỉnh, thành phố vẫn còn một số hạn chế.
Cụ thể, hiện nay nguồn lực đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy hiệu quả. Nhiều nơi, dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa vào sử dụng, chậm tiến độ, lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lơn hơn 70%.
Trước thực tế nêu trên, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá việc tổ chức thi hành và lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn.
[Sau 3 năm thi hành Luật Đất đai, khiếu nại tố cáo vẫn chiếm hơn 70%]
Cụ thể, hiện nay nguồn lực đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy hiệu quả. Nhiều nơi, dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa vào sử dụng, chậm tiến độ, lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lơn hơn 70%.
Trước thực tế nêu trên, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá việc tổ chức thi hành và lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Sau 3 năm thi hành Luật Đất đai, khiếu nại tố cáo vẫn chiếm hơn 70%]
Triển khai nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét
Ngày 3/3, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức lễ khởi công dự án nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét, tại Trạm radar Pha Đin, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Dự án nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét được triển khai nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ các nội dung của Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, đáp ứng tốt hơn năng lực quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng.
[Việt Nam triển khai nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét]
Dự án nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét được triển khai nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ các nội dung của Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, đáp ứng tốt hơn năng lực quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Việt Nam triển khai nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét]
Thanh tra 520 trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2017, Bộ này dự kiến sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 520 trường hợp là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp trên địa bàn 21 tỉnh/thành phố.
Dự kiến kế hoạch thanh tra sẽ tập trung vào các tỉnh, thành phố gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Bình, Gia Lai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, và Bà Rịa-Vũng Tàu…
[Dự kiến thanh tra 520 trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường]
Dự kiến kế hoạch thanh tra sẽ tập trung vào các tỉnh, thành phố gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Bình, Gia Lai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, và Bà Rịa-Vũng Tàu…
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Dự kiến thanh tra 520 trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường]
Lập đường dây nóng 24/24 để tiếp nhận, xử lý thông tin về ô nhiễm
Ngày 30/10, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã công bố đường dây nóng cấp Trung ương để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường từ các tổ chức, cá nhân thông qua số điện thoại 086.900.0660.
Theo đó, khi phát hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường; các vụ việc ô nhiễm, suy thoái môi trường, người dân có thể gọi ngay vào số 086.900.0660, phản ánh thông tin, để Tổng cục Môi trường kịp thời kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đường dây nóng của Tổng cục Môi trường sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
[Phát hiện ô nhiễm môi trường hãy gọi tới đường dây nóng 086.900.0660]
Theo đó, khi phát hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường; các vụ việc ô nhiễm, suy thoái môi trường, người dân có thể gọi ngay vào số 086.900.0660, phản ánh thông tin, để Tổng cục Môi trường kịp thời kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đường dây nóng của Tổng cục Môi trường sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Phát hiện ô nhiễm môi trường hãy gọi tới đường dây nóng 086.900.0660]
Hội nghị bàn hướng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long
Từ ngày 26-27/9/2017, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu, với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Hội nghị đặt mục tiêu đưa được quyết sách mới có tính hệ thống, đột phá về quan điểm phát triển cho khu vực có gần 20 triệu dân đang phải đối mặt những thách thức mang tính sống còn do mô hình phát triển trước đây không còn phù hợp; Quản lý thiếu gắn kết, đồng bộ, ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu…
Hơn 500 đại biểu là các chuyên gia trong nước, quốc tế, đại diện các tổ chức, đối tác phát triển, doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự Hội nghị./.
[Hơn 500 đại biểu sẽ dự Hội nghị bàn về hướng phát triển của ĐBSCL]
Hội nghị đặt mục tiêu đưa được quyết sách mới có tính hệ thống, đột phá về quan điểm phát triển cho khu vực có gần 20 triệu dân đang phải đối mặt những thách thức mang tính sống còn do mô hình phát triển trước đây không còn phù hợp; Quản lý thiếu gắn kết, đồng bộ, ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu…
Hơn 500 đại biểu là các chuyên gia trong nước, quốc tế, đại diện các tổ chức, đối tác phát triển, doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự Hội nghị./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
[Hơn 500 đại biểu sẽ dự Hội nghị bàn về hướng phát triển của ĐBSCL]
(Vietnam+)