Cách bầu cử vòng một 10 ngày, François Hollande khẳng định chiến dịch tranh cử của ông là đúng hướng và không cần phải thay đổi chiến lược trong những ngày còn lại.
Ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) sẽ tiếp tục chiến dịch của mình theo một sơ đồ xác định là liên tục "di chuyển trên thực địa," tích cực míttinh, tăng cường chống "tư tưởng Sarkozy" và tìm cách cản trở ý đồ xây dựng hình ảnh "ứng cử viên của nhân dân" của đối thủ Sarkozy.
Hollande cũng cho thấy ý định duy trì một mức độ "mạo hiểm tối thiểu," không đưa ra quá nhiều đề xuất như là một chiêu thức trong chiến dịch vận động. Đến nay, đề xuất đáng lưu ý nhất của ông vẫn là đánh thuế 75% đối với các thu nhập từ một triệu euro trở lên mỗi năm.
Chiến lược mạo hiểm tối thiểu được duy trì suốt 6 tháng qua đã giúp ông giữ được sự ổn định tương đối tại các cuộc thăm dò dư luận, ít nhất là đối với vòng hai, khi ông vẫn giữ được một khoảng cách dẫn điểm rất đáng kể đối với Sarkozy.
Sự kiện được chờ đợi nhất đối với Hollande trong những ngày còn lại của chiến dịch chắc chắn sẽ là cuộc míttinh biểu dương lực lượng quy mô lớn tổ chức tại Vincennes ngày 15/4, với sự tham gia của 100.000 người ủng hộ.
Sự kiện ngoài trời này sẽ là dịp để Hollande tập trung kêu gọi toàn thể cử tri thực hiện "bỏ phiếu hữu ích." Ứng cử viên PS đang hoàn toàn ý thức được rằng mối đe dọa lớn nhất đối với ông chính là sự vắng mặt của cử tri, bởi đây từng là nguyên nhân khiến Lionel Jospin thất bại đau đớn trong cuộc bầu cử năm 2002.
Cuộc míttinh rầm rộ sẽ là dịp cảnh báo các cử tri cánh tả rằng kết quả các cuộc thăm dò dư luận với thắng lợi cuối cùng thuộc về Hollande không phải một bảo đảm nếu họ không tích cực đi bỏ phiếu.
Tại vòng một bầu cử, Jean Luc Mélenchon, ứng cử viên Mặt trận Cánh tả (FG) sẽ có cơ hội rất lớn để giành vị trí "kẻ thứ ba" với Marine Le Pen, ứng cử viên Mặt trận quốc gia và điều này sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí quyết định thành công của Hollande vào ngày 6/5 nhờ những lá phiếu "trù bị."
Tuy nhiên, cử tri cánh tả không nên chủ quan để rồi không đi bỏ phiếu vào ngày 22/4. Bài học của Jospin vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết.
Chưa thể thu hẹp một cách đáng kể khoảng cách với đối thủ Hollande tại các cuộc điều tra dư luận đối với vòng hai bầu cử trong suốt 6 tháng qua, Tổng thống - ứng cử viên Nicolas Sarkozy vẫn tỏ ra rất rất quyết tâm và tự tin vào thắng lợi của mình. Nhưng đôi lúc ông vẫn không giấu nổi vẻ mệt mỏi hiện lên trên khuôn mặt.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 9/4 của Viện thăm dò dư luận IPSOS đối với vòng hai, Hollande vẫn giành được 55% phiếu bầu. Với các cuộc thăm dò còn lại, ứng cử viên Đảng Xã hội vẫn giành ít nhất 53% sự ủng hộ của toàn thể cử tri Pháp. Mong muốn tỷ lệ 52-48% để có cơ hội "thay đổi tất cả" của Sarkozy vẫn chưa bao giờ xảy ra trong những tuần vừa qua.
Tuy vậy, cũng như đối thủ, Sarkozy vẫn không có ý định thay đổi chiến lược vận động của mình. "Cần phải tiếp tục thẳng tiến và tiến tới cùng," Guillaume Lambert, giám đốc chiến dịch của Tổng thống - ứng cử viên Pháp khẳng định.
Ngoài một chương trình nghị sự thông tin đại chúng dày đặc, Sarkozy sẽ tiếp tục theo đuổi các chương trình "di chuyển thực địa để trực tiếp gặp gỡ người dân Pháp," trong đó có cuộc míttinh rầm rộ tại quảng trường Concorde ngày 15/4 ở Paris "để giữ sáng ngọn lửa" và hai ngày trước bầu cử vòng một, ông sẽ có cuộc míttinh cuối cùng tại Nice.
Dù không nói ra, nhưng trong êkíp tranh cử của Sarkozy đã có người nghĩ rằng ông sẽ không thể chiến thắng. Trong chính phủ hiện nay, đã có bộ trưởng tự hỏi "sau đó sẽ làm gì?" Báo Le Figaro thậm chí còn tiết lộ đã có "rất nhiều cuộc nói chuyện trong chính phủ xoay quanh chủ đề làm gì sau thất bại" của Sarkozy.
Một thành viên trong êkíp cho rằng trong điều kiện tất cả các ứng cử viên phải tuân thủ luật chơi chung là bình đẳng trước các phương tiện thông tin đại chúng, Hollande và Sarkozy chỉ còn hai buổi míttinh rầm rộ vào ngày chủ nhật này, và "tôi không thấy điều gì có thể đảo ngược được tình thế."
Tuy vậy, Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy vẫn hy vọng giữ được lợi thế kinh nghiệm khi phải đối mặt với Hollande tại hai cuộc tranh luận trực tiếp sẽ diễn ra sau bầu cử vòng một. "Hollande không thích tranh luận. Còn tôi lúc nào cũng sẵn sàng," Sarkozy khẳng định tại một cuộc gặp gỡ cử tri ngày 9/4 ở Drancy, một khu vực ngoại ô Paris./.
Ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) sẽ tiếp tục chiến dịch của mình theo một sơ đồ xác định là liên tục "di chuyển trên thực địa," tích cực míttinh, tăng cường chống "tư tưởng Sarkozy" và tìm cách cản trở ý đồ xây dựng hình ảnh "ứng cử viên của nhân dân" của đối thủ Sarkozy.
Hollande cũng cho thấy ý định duy trì một mức độ "mạo hiểm tối thiểu," không đưa ra quá nhiều đề xuất như là một chiêu thức trong chiến dịch vận động. Đến nay, đề xuất đáng lưu ý nhất của ông vẫn là đánh thuế 75% đối với các thu nhập từ một triệu euro trở lên mỗi năm.
Chiến lược mạo hiểm tối thiểu được duy trì suốt 6 tháng qua đã giúp ông giữ được sự ổn định tương đối tại các cuộc thăm dò dư luận, ít nhất là đối với vòng hai, khi ông vẫn giữ được một khoảng cách dẫn điểm rất đáng kể đối với Sarkozy.
Sự kiện được chờ đợi nhất đối với Hollande trong những ngày còn lại của chiến dịch chắc chắn sẽ là cuộc míttinh biểu dương lực lượng quy mô lớn tổ chức tại Vincennes ngày 15/4, với sự tham gia của 100.000 người ủng hộ.
Sự kiện ngoài trời này sẽ là dịp để Hollande tập trung kêu gọi toàn thể cử tri thực hiện "bỏ phiếu hữu ích." Ứng cử viên PS đang hoàn toàn ý thức được rằng mối đe dọa lớn nhất đối với ông chính là sự vắng mặt của cử tri, bởi đây từng là nguyên nhân khiến Lionel Jospin thất bại đau đớn trong cuộc bầu cử năm 2002.
Cuộc míttinh rầm rộ sẽ là dịp cảnh báo các cử tri cánh tả rằng kết quả các cuộc thăm dò dư luận với thắng lợi cuối cùng thuộc về Hollande không phải một bảo đảm nếu họ không tích cực đi bỏ phiếu.
Tại vòng một bầu cử, Jean Luc Mélenchon, ứng cử viên Mặt trận Cánh tả (FG) sẽ có cơ hội rất lớn để giành vị trí "kẻ thứ ba" với Marine Le Pen, ứng cử viên Mặt trận quốc gia và điều này sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí quyết định thành công của Hollande vào ngày 6/5 nhờ những lá phiếu "trù bị."
Tuy nhiên, cử tri cánh tả không nên chủ quan để rồi không đi bỏ phiếu vào ngày 22/4. Bài học của Jospin vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết.
Chưa thể thu hẹp một cách đáng kể khoảng cách với đối thủ Hollande tại các cuộc điều tra dư luận đối với vòng hai bầu cử trong suốt 6 tháng qua, Tổng thống - ứng cử viên Nicolas Sarkozy vẫn tỏ ra rất rất quyết tâm và tự tin vào thắng lợi của mình. Nhưng đôi lúc ông vẫn không giấu nổi vẻ mệt mỏi hiện lên trên khuôn mặt.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 9/4 của Viện thăm dò dư luận IPSOS đối với vòng hai, Hollande vẫn giành được 55% phiếu bầu. Với các cuộc thăm dò còn lại, ứng cử viên Đảng Xã hội vẫn giành ít nhất 53% sự ủng hộ của toàn thể cử tri Pháp. Mong muốn tỷ lệ 52-48% để có cơ hội "thay đổi tất cả" của Sarkozy vẫn chưa bao giờ xảy ra trong những tuần vừa qua.
Tuy vậy, cũng như đối thủ, Sarkozy vẫn không có ý định thay đổi chiến lược vận động của mình. "Cần phải tiếp tục thẳng tiến và tiến tới cùng," Guillaume Lambert, giám đốc chiến dịch của Tổng thống - ứng cử viên Pháp khẳng định.
Ngoài một chương trình nghị sự thông tin đại chúng dày đặc, Sarkozy sẽ tiếp tục theo đuổi các chương trình "di chuyển thực địa để trực tiếp gặp gỡ người dân Pháp," trong đó có cuộc míttinh rầm rộ tại quảng trường Concorde ngày 15/4 ở Paris "để giữ sáng ngọn lửa" và hai ngày trước bầu cử vòng một, ông sẽ có cuộc míttinh cuối cùng tại Nice.
Dù không nói ra, nhưng trong êkíp tranh cử của Sarkozy đã có người nghĩ rằng ông sẽ không thể chiến thắng. Trong chính phủ hiện nay, đã có bộ trưởng tự hỏi "sau đó sẽ làm gì?" Báo Le Figaro thậm chí còn tiết lộ đã có "rất nhiều cuộc nói chuyện trong chính phủ xoay quanh chủ đề làm gì sau thất bại" của Sarkozy.
Một thành viên trong êkíp cho rằng trong điều kiện tất cả các ứng cử viên phải tuân thủ luật chơi chung là bình đẳng trước các phương tiện thông tin đại chúng, Hollande và Sarkozy chỉ còn hai buổi míttinh rầm rộ vào ngày chủ nhật này, và "tôi không thấy điều gì có thể đảo ngược được tình thế."
Tuy vậy, Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy vẫn hy vọng giữ được lợi thế kinh nghiệm khi phải đối mặt với Hollande tại hai cuộc tranh luận trực tiếp sẽ diễn ra sau bầu cử vòng một. "Hollande không thích tranh luận. Còn tôi lúc nào cũng sẵn sàng," Sarkozy khẳng định tại một cuộc gặp gỡ cử tri ngày 9/4 ở Drancy, một khu vực ngoại ô Paris./.
Nguyễn Tuyên/Paris (TTXVN/Vietnam+)