Ngày 17/5, tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đã diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác-chế biến đất hiếm giữa Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu (VIMICO) và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản.
Ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc VIMICO nhận định rằng đây là bước tiếp theo khẳng định một lần nữa thực hiện việc thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực khai thác, chế biến đất hiếm mỏ Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam, nói riêng và phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam theo đúng tinh thần thỏa thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Tại lễ ký kết, đại diện lãnh đạo VIMICO và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản cho biết đất hiếm là một trong những loại khoáng sản quý, hiếm mà trên thế giới chỉ có Việt Nam và một số ít nước mới có, trong đó Đông Pao là mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam. Hai công ty cam kết sẽ đưa những công nghệ tiến tiến vào khai thác mỏ và thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành, bảo đảm quyền lợi của nhân dân nơi có mỏ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước…
Đại diện hai công ty đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao, qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1, hai công ty cùng tiến hành nghiên cứu, lập “Dự án khai thác chế biến đất hiếm thân quặng F3, ở mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” với mục tiêu công suất sản phẩm 10.000 tấn/năm ôxít đất hiếm và ôxít riêng rẽ. Hai bên cùng quyết định quy trình tuyển quặng, quy trình chế biến, địa điểm nhà máy chế biến…
Giai đoạn 2, hai công ty tiếp tục đàm phán các khoản mục về thành lập công ty liên doanh, với tên dự định là “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Việt-Nhật,” vốn điều lệ của công ty sẽ không ít hơn 30% tổng giá trị đầu tư của Dự án.
Trong thời hạn hiệu lực của biên bản ghi nhớ này, hai công ty cam kết bảo mật các thông tin Dự án khai thác, chế biến thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao; không tham gia vào đàm phán hay dàn xếp với bất kỳ bên thứ ba nào nhằm mục đích phát triển và đầu tư Dự án liên quan đến thân quặng F3 hoặc F7 khi không có sự chấp nhận bằng văn bản của bên còn lại…
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường cho rằng việc hai công ty này ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong khai thác, chế biến đất hiếm ở mỏ Đông Pao là một sự kiện hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Ông Bùi Quang Vinh yêu cầu hai công ty cần khai thác đất hiếm một cách hiệu quả; đồng thời bảo vệ khoáng sản khai thác, đảm bảo môi trường, ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực địa phương, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, an ninh khu vực mỏ khai thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện đúng, đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Theo các nhà chuyên môn, đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, radar, tên lửa…
Tại Lai Châu, Đất hiếm có nhiều tại phía Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Phong Thổ) và Đông Pao (Tam Đường). Mỏ Đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2 với tổng các cấp trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít đất hiếm., trong đó chia thành các thân quặng chính là F3 và F7...
Cụ thể, ngày 31/10/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác trong việc hợp tác phát triển ngành đất hiếm Việt Nam. Đúng một năm sau, ngày 31/10/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã ký thỏa thuận về hợp tác phát triển ngành đất hiếm Việt Nam; trong đó có đề cập đến hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3+F7 mỏ Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu)./.
Ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc VIMICO nhận định rằng đây là bước tiếp theo khẳng định một lần nữa thực hiện việc thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực khai thác, chế biến đất hiếm mỏ Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam, nói riêng và phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam theo đúng tinh thần thỏa thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Tại lễ ký kết, đại diện lãnh đạo VIMICO và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản cho biết đất hiếm là một trong những loại khoáng sản quý, hiếm mà trên thế giới chỉ có Việt Nam và một số ít nước mới có, trong đó Đông Pao là mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam. Hai công ty cam kết sẽ đưa những công nghệ tiến tiến vào khai thác mỏ và thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành, bảo đảm quyền lợi của nhân dân nơi có mỏ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước…
Đại diện hai công ty đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao, qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1, hai công ty cùng tiến hành nghiên cứu, lập “Dự án khai thác chế biến đất hiếm thân quặng F3, ở mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” với mục tiêu công suất sản phẩm 10.000 tấn/năm ôxít đất hiếm và ôxít riêng rẽ. Hai bên cùng quyết định quy trình tuyển quặng, quy trình chế biến, địa điểm nhà máy chế biến…
Giai đoạn 2, hai công ty tiếp tục đàm phán các khoản mục về thành lập công ty liên doanh, với tên dự định là “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Việt-Nhật,” vốn điều lệ của công ty sẽ không ít hơn 30% tổng giá trị đầu tư của Dự án.
Trong thời hạn hiệu lực của biên bản ghi nhớ này, hai công ty cam kết bảo mật các thông tin Dự án khai thác, chế biến thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao; không tham gia vào đàm phán hay dàn xếp với bất kỳ bên thứ ba nào nhằm mục đích phát triển và đầu tư Dự án liên quan đến thân quặng F3 hoặc F7 khi không có sự chấp nhận bằng văn bản của bên còn lại…
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường cho rằng việc hai công ty này ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong khai thác, chế biến đất hiếm ở mỏ Đông Pao là một sự kiện hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Ông Bùi Quang Vinh yêu cầu hai công ty cần khai thác đất hiếm một cách hiệu quả; đồng thời bảo vệ khoáng sản khai thác, đảm bảo môi trường, ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực địa phương, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, an ninh khu vực mỏ khai thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện đúng, đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Theo các nhà chuyên môn, đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, radar, tên lửa…
Tại Lai Châu, Đất hiếm có nhiều tại phía Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Phong Thổ) và Đông Pao (Tam Đường). Mỏ Đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2 với tổng các cấp trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít đất hiếm., trong đó chia thành các thân quặng chính là F3 và F7...
Cụ thể, ngày 31/10/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác trong việc hợp tác phát triển ngành đất hiếm Việt Nam. Đúng một năm sau, ngày 31/10/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã ký thỏa thuận về hợp tác phát triển ngành đất hiếm Việt Nam; trong đó có đề cập đến hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3+F7 mỏ Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu)./.
Nguyễn Công Hải (TTXVN)