17.730,6 tỷ đồng
Năm 2016, Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động khoa học và công nghệ (không tính kinh phí dành cho an ninh-quốc phòng và dự phòng) đã được Quốc hội phê duyệt là 17.730,6 tỷ đồng, chiếm ~1,4% Ngân sách Nhà nước.
Việc giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2016 của các bộ, ngành đã bám sát hướng dẫn, bảo đảm phân bổ, giao dự toán ngân sách sự nghiệp khoa học cho các đơn vị trực thuộc đúng theo số đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Việc giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2016 của các bộ, ngành đã bám sát hướng dẫn, bảo đảm phân bổ, giao dự toán ngân sách sự nghiệp khoa học cho các đơn vị trực thuộc đúng theo số đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Các khu công nghệ cao thu hút đầu tư
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã cơ bản hoàn tất giai đoạn xây dựng hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, bắt đầu tập trung bứt phá trong các hoạt động công nghệ cao, thu hút các dự án đầu tư, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. Đến nay, có 9 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.330,4 tỷ đồng; lũy kế đến nay có 78 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 60.019 tỷ đồng.
Ngoài ra, khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, có 14 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 186,43 triệu USD; lũy kế đến nay là 104 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 5.615,57 triệu USD.
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 04 dự án, tổng vốn đầu tư 137,9 triệu USD.
Ngoài ra, khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, có 14 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 186,43 triệu USD; lũy kế đến nay là 104 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 5.615,57 triệu USD.
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 04 dự án, tổng vốn đầu tư 137,9 triệu USD.
Phối cảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc. (Nguồn: TTXVN)
2.100 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Tính đến tháng 6/2016, cả nước có khoảng 250 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; nhiều hồ sơ đăng ký chứng nhận đang trong quá trình thẩm định và có khoảng 2.100 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Từ năm 2012 đến nay, đã có 36 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao, trong đó 19 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao, 17 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Cơ cấu doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp giấy chứng nhận thuộc các lĩnh vực chủ chốt:
Từ năm 2012 đến nay, đã có 36 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao, trong đó 19 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao, 17 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Cơ cấu doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp giấy chứng nhận thuộc các lĩnh vực chủ chốt:
1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Theo thống kê từ Topica Founder Institute và Geektime, hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam; hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đang đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Giai đoạn 2012-2016 chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng, chất lượng của các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh khi có khoảng 21 cơ sở ươm tạo, 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Trên cả nước có khoảng 20 khu làm việc chung, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Giai đoạn 2012-2016 chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng, chất lượng của các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh khi có khoảng 21 cơ sở ươm tạo, 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Trên cả nước có khoảng 20 khu làm việc chung, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm quan một số gian hàng của doanh nghiệp start-up. (Ảnh: TTXVN)
(Vietnam+)