Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Điểm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên khuyến nghị các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục của thanh thiếu niên cần chú ý đến đặc thù lứa tuổi, các đối tượng dễ bị tổn thương như thanh niên thất nghiệp, trẻ em đường phố, thanh niên dân tộc thiểu số...
Ngày 13/3, tại Hội thảo “Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên”, do Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm cũng cho rằng các chính sách này cũng cần quan tâm đến những đối tượng có liên quan như cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ Đoàn - Đội - Hội...
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Điểm, lứa tuổi thanh thiếu niên có một số đặc trưng về tâm lý liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV. Đó là tâm lý tò mò, thích khám phá, muốn thể hiện và khẳng định bản thân, thể hiện mình đã là người lớn...
Chính những đặc điểm tâm lý này làm cho các em dễ bị lợi dụng, lôi kéo, tham gia vào các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
Đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số "vàng" với thanh thiếu niên độ tuổi từ 10 đến 30 chiếm gần 40%. Tuy nhiên, 1/3 thanh thiếu niên đang gặp các rào cản khi tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản.
Nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai ở người trẻ tuổi từ 15 đến 19 là hơn 35% và từ 20 đến 24 tuổi là trên 34%.
Chỉ có khoảng 42% thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15 tới 24 có kiến thức đầy đủ về đường lây truyền HIV...Vì vậy tổ chức này khuyến nghị Việt Nam cần thúc đẩy tính làm chủ và tạo không gian để thanh thiếu niên tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển các chính sách cho chính họ.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó vụ trưởng Vụ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) thừa nhận công tác truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên của ngành y tế còn nhiều hạn chế. Hiện nay đa số các bạn trẻ tiếp cận với những kiến thức này thông qua kênh nhà trường và Internet...
Hội thảo nhằm cung cấp những thông tin mới nhất liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên.
Các ý kiến thảo luận, trao đổi tại hội thảo sẽ được tập hợp để xem xét kiến nghị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên trong thời gian tới./.
Ngày 13/3, tại Hội thảo “Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên”, do Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm cũng cho rằng các chính sách này cũng cần quan tâm đến những đối tượng có liên quan như cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ Đoàn - Đội - Hội...
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Điểm, lứa tuổi thanh thiếu niên có một số đặc trưng về tâm lý liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV. Đó là tâm lý tò mò, thích khám phá, muốn thể hiện và khẳng định bản thân, thể hiện mình đã là người lớn...
Chính những đặc điểm tâm lý này làm cho các em dễ bị lợi dụng, lôi kéo, tham gia vào các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
Đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số "vàng" với thanh thiếu niên độ tuổi từ 10 đến 30 chiếm gần 40%. Tuy nhiên, 1/3 thanh thiếu niên đang gặp các rào cản khi tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản.
Nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai ở người trẻ tuổi từ 15 đến 19 là hơn 35% và từ 20 đến 24 tuổi là trên 34%.
Chỉ có khoảng 42% thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15 tới 24 có kiến thức đầy đủ về đường lây truyền HIV...Vì vậy tổ chức này khuyến nghị Việt Nam cần thúc đẩy tính làm chủ và tạo không gian để thanh thiếu niên tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển các chính sách cho chính họ.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó vụ trưởng Vụ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) thừa nhận công tác truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên của ngành y tế còn nhiều hạn chế. Hiện nay đa số các bạn trẻ tiếp cận với những kiến thức này thông qua kênh nhà trường và Internet...
Hội thảo nhằm cung cấp những thông tin mới nhất liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên.
Các ý kiến thảo luận, trao đổi tại hội thảo sẽ được tập hợp để xem xét kiến nghị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên trong thời gian tới./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)