Mỹ cần làm gì để ứng phó với sự ngang ngược của Trung Quốc?

Trang mạng tạp chí The National Interest đã đưa ra một số khuyến nghị về các công cụ đơn phương mà Mỹ có thể áp đặt đối với Trung Quốc.
Mỹ cần làm gì để ứng phó với sự ngang ngược của Trung Quốc? ảnh 1Tàu Trung Quốc tổ chức nạo vét, bồi đắp trái phép trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Reuters)

Trang mạng tạp chí The National Interest mới đăng bài viết với tựa đề “Mỹ cần đối phó như thế nào trước sự hiếp đáp hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông,” trong đó đưa ra một số khuyến nghị về các công cụ đơn phương mà Mỹ có thể áp đặt đối với Trung Quốc, qua đó buộc Bắc Kinh phải trả giá cho các hành động của nước này ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang tranh chấp.

Theo bài viết, tiểu ban về châu Á​-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ mới tổ chức một phiên điều trần để thảo luận về chính sách của Mỹ đối với các hoạt động đẩy mạnh hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trung Quốc cho đến nay chưa phải chịu mất mát gì đối với các hoạt động gây bất ổn ở những vùng biển tranh chấp trên.

Các nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ ngày càng mong muốn giám sát hành động khiêu khích này (của Bắc Kinh), điều mà Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng là sự “xé toạc niềm tin” của các quốc gia khác và lộ rõ việc Trung Quốc muốn “bác bỏ quyền của các nước láng giềng về các điều kiện ngoại giao, an ninh và kinh tế."

Tại phiên điều trần của tiểu ban trên, ông Dean Cheng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Di sản ở Washington, đã bàn về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các công ty của Trung Quốc giúp Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, như một "biện pháp phi quân sự nhằm làm suy giảm các nỗ lực của Trung Quốc."

Tổng hợp nội dung phiên điều trần của ủy ban trên, bài viết cho rằng chính quyền và Quốc hội Mỹ cũng cần tiếp tục thực hiện Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á và các chương trình hỗ trợ quân sự tương tự, đồng thời sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên để ứng phó tốt hơn với tình hình thực tế, nhất là khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chuyển mạnh hướng chính sách đối ngoại của Manila theo Trung Quốc.

Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cần loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận đa phương được tổ chức 2 năm một lần, mang tên RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương), kể từ năm 2018 tới. Bên cạnh đó, việc mời Đài Loan tham gia RIMPAC cần được cân nhắc. Trung Quốc không thể được “tung hô” cho hành động hung hăng của mình, và chính sách quân sự đề xuất trên sẽ phản ánh tốt hơn các ưu tiên chiến lược của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng được khuyến nghị xem xét thực hiện các biện pháp gây sức ép không tương xứng, một chiến thuật mà Trung Quốc thường sử dụng để đạt được những lợi ích chiến lược lớn hơn, như các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh đối với Seoul liên quan việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.

Tác giả bài viết đăng tải hôm 22/3 này kết luận rằng, trong nhiều năm qua, Mỹ đã thừa nhận về mối đe dọa xuất phát từ nỗ lực tăng cường hàng hải của Trung Quốc, song đã không thể áp đặt những cái giá mà Bắc Kinh phải trả cho những hành động như vậy./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Màn hình hiển thị chỉ số chứng khoán Hang Seng tại Hong Kong, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)

Chứng khoán châu Á: Một ngày "lặng sóng"

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 127,26 điểm (0,33%) lên 39.257,69 điểm, sau thông tin Nhật Bản chuẩn bị một gói ngân sách kỷ lục trị giá 735 tỷ USD cho năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2025.

Cảnh sát Pakistan gác tại cửa khẩu Torkham ở biên giới với Pakistan, tại tỉnh Nangarhar ngày 02/02/2023. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Căng thẳng gia tăng giữa Pakistan và Afghanistan

Thông báo của chính quyền Taliban cho biết quân đội Pakistan đã tấn công vào 4 địa điểm tại Afghanistan và khiến 46 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, cùng 6 người khác bị thương.