Các nhà khoa học Việt Nam đang xây dựng tiêu chí cây di sản để “gắn nhãn” cho cây cổ thụ. Theo dự kiến, đợt công nhận cây di sản lần thứ nhất sẽ dành cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trước khái niệm cây di sản còn khá xa lạ, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) để làm rõ hơn vấn đề này.
- Có lẽ, từ cổ chí kim ở Việt Nam chưa có tổ chức nào đứng ra “phong tước,” cho cây. Tại sao bây giờ chúng ta lại phải làm việc này, thưa ông?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ chặt phá những cây cổ thụ một cách không thương tiếc. Đó là việc đáng lên án bởi cây cổ thụ có nhiều yếu tố đáng trân trọng. Theo tôi, cây sống lâu cần hội tụ mấy điều: Nguồn gen, thổ nhưỡng, khí hậu, sự trân trọng bảo vệ của cộng đồng, và cũng là “nhân chứng” lịch sử.
Tóm lại, tại sao cái cây đó sống lâu được trong khi rất nhiều cây cùng trang lứa khác đã mất còn là nhờ “cơ duyên” mà không mấy ai đã hiểu được. Cây cổ thụ, nhất là Danh mộc cổ thụ còn là nhân chứng sinh thái và nhân chứng lịch sử của một vùng đất.
Tôi lấy ví dụ, ở miền Nam có một cây hoa mai cổ thụ mà người ta không thể nhân giống được bởi nó chỉ sống ở vùng đất đó. Có nhiều cây "chứng kiến" bao thăng trầm của lịch sử như cây dầu đôi ở Nha Trang, nhãn tổ ở Phố Hiến (Hưng Yên)…
Đó là những cây đáng được vinh danh để bảo vệ bằng những quy định cụ thể, nếu không muốn nó sẽ bị “thủ tiêu” bằng nhiều cách. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường là tổ chức đề xuất việc vinh danh này.
Vậy những cây như thế nào thì được xem là di sản?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Hiện, tiêu chí cây di sản vẫn đang được Hội đồng cây di sản xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đó sẽ là cây gỗ hoặc cây thân gỗ, đơn lẻ hoặc quần thể mọc tự nhiên hoặc trồng. Đó phải là những cây nằm trong “Danh mộc cổ thụ,” nghĩa là phải có những câu chuyện gắn liền lịch sử, mang nét văn hóa của một vùng, có tính chất giáo dục, xã hội…
Về tuổi, cây di sản tự nhiên sẽ là cây sống trên 200 năm và cây trồng phải sống trên 100 năm.
- Xin ông cho biết, cây cổ thụ sẽ được hưởng “đặc lợi” gì khi được vinh danh là cây di sản?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Điều này do Hội đồng cây di sản quyết định. Song, xu thế là: Cây di sản được bảo tồn với khả năng cao nhất có thể. Cây đó sẽ không bị chặt hạ, bán, được cắm bia ghi danh, có quỹ và chuyên gia chăm sóc và chủ nhân của cây đó được hưởng một phần phí du lịch khi du khách đến chiêm ngưỡng…
Hiện, Hội đang tập hợp danh sách do các nơi đề cử. Danh mộc cổ thụ đề cử để được công nhận là cây di sản thì nhiều, nhưng Hội chưa tổ chức xét duyệt công nhận.
- Như ông nói, sẽ có chuyên gia chăm sóc, bảo vệ cây di sản. Vậy, sẽ lấy tiền ở đâu để làm việc này?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Vấn đề này rất quan trọng và Hội cũng đang xem xét. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, địa phương và cộng đồng cũng đã có nguồn lực tự có để bảo tồn. Ví dụ cây đa trong khuôn viên Báo Nhân Dân (phố Hàng Trống, Hà Nội) được chăm sóc bằng nguồn chi phí do thành phố Hà Nội cấp. Chúng tôi cũng đang kêu gọi để mong muốn có được một Quỹ bảo tồn cây di sản, giống như ở Singapore để tiện hơn cho các hoạt động sau này.
- Theo ông, những cơ quan nào sẽ đứng ra công nhận cây di sản? Và, khi chứng nhận xong, chúng ta sẽ bảo vệ cây di sản thế nào để tránh tình trạng “đánh trống, bỏ dùi?”
PGS Nguyễn Đình Hòe: Khi đề xuất vấn đề này, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam muốn thu hút sự quan tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, địa phương có cây di sản. Hội chỉ có khả năng công nhận, nhưng đó mới chỉ là sự công nhận của Hội mà thôi.
Do đó, chúng tôi hy vọng các cơ quan, ban ngành cần xắn tay vào để bảo vệ cây di sản trước khi quá muộn. Và nếu có thể, hãy đưa cây di sản vào Luật Đa dạng sinh học để cây được bảo vệ bằng Luật pháp.
Rất may, sáng kiến này của Hội đều nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ. Chúng tôi mong sẽ được cụ thể hóa bằng hành động trong tương lai.
- Theo dự kiến thì bao giờ thì chúng ta có tiêu chí Cây di sản để áp dụng vào đời sống, thưa ông?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng tiêu chí cây di sản. Nếu không có gì thay đổi, đợt công nhận cây di sản lần thứ nhất sẽ dành cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tiếp theo, sẽ là địa phương khác.
Xin cảm ơn Phó giáo sư!
Trước khái niệm cây di sản còn khá xa lạ, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) để làm rõ hơn vấn đề này.
- Có lẽ, từ cổ chí kim ở Việt Nam chưa có tổ chức nào đứng ra “phong tước,” cho cây. Tại sao bây giờ chúng ta lại phải làm việc này, thưa ông?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ chặt phá những cây cổ thụ một cách không thương tiếc. Đó là việc đáng lên án bởi cây cổ thụ có nhiều yếu tố đáng trân trọng. Theo tôi, cây sống lâu cần hội tụ mấy điều: Nguồn gen, thổ nhưỡng, khí hậu, sự trân trọng bảo vệ của cộng đồng, và cũng là “nhân chứng” lịch sử.
Tóm lại, tại sao cái cây đó sống lâu được trong khi rất nhiều cây cùng trang lứa khác đã mất còn là nhờ “cơ duyên” mà không mấy ai đã hiểu được. Cây cổ thụ, nhất là Danh mộc cổ thụ còn là nhân chứng sinh thái và nhân chứng lịch sử của một vùng đất.
Tôi lấy ví dụ, ở miền Nam có một cây hoa mai cổ thụ mà người ta không thể nhân giống được bởi nó chỉ sống ở vùng đất đó. Có nhiều cây "chứng kiến" bao thăng trầm của lịch sử như cây dầu đôi ở Nha Trang, nhãn tổ ở Phố Hiến (Hưng Yên)…
Đó là những cây đáng được vinh danh để bảo vệ bằng những quy định cụ thể, nếu không muốn nó sẽ bị “thủ tiêu” bằng nhiều cách. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường là tổ chức đề xuất việc vinh danh này.
Vậy những cây như thế nào thì được xem là di sản?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Hiện, tiêu chí cây di sản vẫn đang được Hội đồng cây di sản xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đó sẽ là cây gỗ hoặc cây thân gỗ, đơn lẻ hoặc quần thể mọc tự nhiên hoặc trồng. Đó phải là những cây nằm trong “Danh mộc cổ thụ,” nghĩa là phải có những câu chuyện gắn liền lịch sử, mang nét văn hóa của một vùng, có tính chất giáo dục, xã hội…
Về tuổi, cây di sản tự nhiên sẽ là cây sống trên 200 năm và cây trồng phải sống trên 100 năm.
- Xin ông cho biết, cây cổ thụ sẽ được hưởng “đặc lợi” gì khi được vinh danh là cây di sản?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Điều này do Hội đồng cây di sản quyết định. Song, xu thế là: Cây di sản được bảo tồn với khả năng cao nhất có thể. Cây đó sẽ không bị chặt hạ, bán, được cắm bia ghi danh, có quỹ và chuyên gia chăm sóc và chủ nhân của cây đó được hưởng một phần phí du lịch khi du khách đến chiêm ngưỡng…
Hiện, Hội đang tập hợp danh sách do các nơi đề cử. Danh mộc cổ thụ đề cử để được công nhận là cây di sản thì nhiều, nhưng Hội chưa tổ chức xét duyệt công nhận.
- Như ông nói, sẽ có chuyên gia chăm sóc, bảo vệ cây di sản. Vậy, sẽ lấy tiền ở đâu để làm việc này?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Vấn đề này rất quan trọng và Hội cũng đang xem xét. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, địa phương và cộng đồng cũng đã có nguồn lực tự có để bảo tồn. Ví dụ cây đa trong khuôn viên Báo Nhân Dân (phố Hàng Trống, Hà Nội) được chăm sóc bằng nguồn chi phí do thành phố Hà Nội cấp. Chúng tôi cũng đang kêu gọi để mong muốn có được một Quỹ bảo tồn cây di sản, giống như ở Singapore để tiện hơn cho các hoạt động sau này.
- Theo ông, những cơ quan nào sẽ đứng ra công nhận cây di sản? Và, khi chứng nhận xong, chúng ta sẽ bảo vệ cây di sản thế nào để tránh tình trạng “đánh trống, bỏ dùi?”
PGS Nguyễn Đình Hòe: Khi đề xuất vấn đề này, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam muốn thu hút sự quan tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, địa phương có cây di sản. Hội chỉ có khả năng công nhận, nhưng đó mới chỉ là sự công nhận của Hội mà thôi.
Do đó, chúng tôi hy vọng các cơ quan, ban ngành cần xắn tay vào để bảo vệ cây di sản trước khi quá muộn. Và nếu có thể, hãy đưa cây di sản vào Luật Đa dạng sinh học để cây được bảo vệ bằng Luật pháp.
Rất may, sáng kiến này của Hội đều nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ. Chúng tôi mong sẽ được cụ thể hóa bằng hành động trong tương lai.
- Theo dự kiến thì bao giờ thì chúng ta có tiêu chí Cây di sản để áp dụng vào đời sống, thưa ông?
PGS Nguyễn Đình Hòe: Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng tiêu chí cây di sản. Nếu không có gì thay đổi, đợt công nhận cây di sản lần thứ nhất sẽ dành cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tiếp theo, sẽ là địa phương khác.
Xin cảm ơn Phó giáo sư!
Theo Phó giáo sư Nguyễn Đình Hòe, Singapore là quốc gia đi tiên phong trên thế giới trong phong trào bảo vệ cây di sản. Theo quy định của nước này, cây di sản là những cây trưởng thành, đơn lẻ được lựa chọn và bảo vệ bởi quy định pháp luật do nước này xây dựng có tên là "Kế hoạch Cây di sản" có hiệu lực từ ngày 17/8/2001. Cây được tuyển chọn vào Danh mục Cây di sản Singapore phải được xét duyệt bởi một Hội đồng gồm 9 chuyên gia, đứng đầu là ông Giám đốc điều hành Ủy ban Vườn Quốc gia. Sau khi được xếp vào Danh mục Cây di sản, không ai được chặt bỏ những cây này và được bảo vệ bởi một quỹ đặc biệt có tên là "Quỹ Cây di sản". Ngoài Singapore, rất nhiều nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Mỹ... đã tiến hành bảo vệ Cây Di sản như một loại Danh mộc Cổ thụ của đất nước. |
Trung Hiền (Vietnam+)