Người dân ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh đang thảo luận về hoạt động sinh kế tại địa phương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhóm bà con sống tại ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh thảo luận đưa ra những vấn đề khó khăn trong việc nuôi tôm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đề xuất sáng kiến mô hình nuôi cua và các thức triển khai của người dân ấp Nhì. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau khi tham gia các khóa tập huấn, những người phụ nữ nhiệt tình hỗ trợ chồng mình trong hoạt động sản xuất và làm kinh tế gia đình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Người dân đang vận dụng Hệ thống học tập và hành động về giới để giải quyết các vấn đề về sinh kế. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các loại hình sinh kế phổ biến tại địa phương lần lượt được nêu ra cùng với những mặt thuận lợi và khó khăn của từng công việc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Về nguyên tắc, mỗi người đều là lãnh đạo-mỗi thành viên tham gia được củng cố niềm tin, động lực để xây dựng kỹ năng và thực hành thể hiện quan điểm cá nhân, tham gia vào quá trình ra quyết định của tập thể.(Ảnh: PV/Vietnam+)
Lão nông cẩn trọng ghi lại từng nội dung thảo luận tại nhóm các thành viên nam.(Ảnh: PV/Vietnam+)
Từng phần công việc được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về thu nhập, sự thuận lợi, sự an toàn... và những khó khăn, vướng mắc cũng được nêu ra. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới gia đình và phát triển cộng đồng đang tập huấn cho người dân vận dụng Hệ thống học tập và hành động về giới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những người nắm giữ vị trí quản lý được khuyến khích tăng cường khả năng lắng nghe và kỹ năng giao tiếp để phát huy tối đa năng lực và sự tham gia của các thành viên. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hệ thống học tập và hành động về giới là một phương pháp tăng quyền được thực hiện bởi chính cộng đồng, nhằm tăng quyền cho phụ nữ và nam giới để họ tự chủ trong cuộc sống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mọi thành viên tham gia tiến trình này, không phân biệt giới tính, độ tuổi, địa vị, điều kiện kinh tế…, tạo cơ hội cho họ có cơ hội tham gia, ra quyết định cũng như hưởng thụ lợi ích như nhau. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau mỗi buổi sinh hoạt, mỗi thành viên cần có ngay cho mình một số hành động và cam kết cụ thể để thực hiện(Ảnh: PV/Vietnam+)
Với từng thay đổi nhỏ, những người phụ nữ cao tuổi đã tự tin hơn khi tham gia trao đổi trong các buổi thảo luận hàng tháng của ấp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhìn những nét chữ nguệch ngoạc trên mỗi miếng giấy ghi nhớ là kiến thức, tư duy, tâm huyết và cả kinh nghiệm xương máu của những người nông dân 'hai sương, một nắng.' (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hai sáng kiến-sử dụng 'tôm rớt đáy' để nghiền và trộn làm thức ăn cho gia súc hoặc phân hữu cơ cho cây trồng được đa số bà con biểu quyết. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bà Nguyễn Thị Lan, 75 tuổi, cho biết dù không biết chữ, nhưng việc theo dõi, tham gia các buổi họp trong ấp đã giúp bà có được kiến thức và đủ tự tin đầu tư nuôi hai hồ tôm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau khóa tập huấn, chị Dương Thị Lan ở ấp tư mạnh dạn đưa ra ý tưởng làm mắm tôm chua cung cấp cho các địa phương lân cận. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Anh Lê Văn Miền vui vẻ cùng vợ là chị Dương Thị Lan làm món gỏi xoài trộn mắm tôm chua mời thực khách. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Vị ngọt của tôm, mặn của mắm và chua nhẹ của xoài đã tạo lên một món ăn kèm rất hấp dẫn với hương vị đặc trưng của vùng quê sông nước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Anh Lê Văn Miền hào hứng và tâm đắc khi lắng nghe vợ mình thuyết trình về kế hoạch làm mắm tôm chua để tăng thêm thu nhập cho gia đình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)